Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tìm hiểu gốc tích Tháng Hoa Đức Mẹ



              Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
 - Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
 - Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời".

CHÌA KHÓA MỞ ''CỬA VÀO KINH THÁNH''


A. Lời dẫn nhập
Rất nhiều Vị đã viết quá súc tích về Kinh ''KÍNH MẦNG'' là ''Diễm Tình Ca'' (*) trong Tân Ước, là bằng chứng việc ứng nghiệm Lời Chúa hứa trong Cựu Ước rằng Miêu Duệ của người nữ sẽ đạp đầu Con Rắn (Satan) và Con Rắn sẽ quay cắn gót chân Miêu Duệ của bà ta. Như vậy, Lời Chúa hứa trong Cựu Ước cũng được gọi là TIN MỪNG NGUYÊN THỦY. Còn Kinh KÍNH MẦNG, vốn tóm lược TRỌNG TÂM của Tin Mừng Cứu Rỗi, là TÂN SÁNG THẾ KÝ. Cho nên, Kinh ấy chính làCHÌA KHÓA MỞ ''CỬA VÀO KINH THÁNH''!!!
Nhắm làm sáng tỏ khái niệm ở trên, tôi xin nêu lên hình thức và mạo muội phân tích nội dung của Kinh KÍNH MẦNG như sau:

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Đời sống linh mục là một đời sống khó khăn


Thưa những anh em của tôi trong đời sống linh muc, đời sống của chúng ta không phải là một đời sống dễ dàng. Một số người đã chọn cho mình đời sống trong những đan viện khắc khổ có lẽ không lạ gì khi mình đang có một đời sống khó khăn vất vả. Bất cứ ai quen thuộc với đời sống của một đan sĩ Xitô hay một ẩn sĩ dòng thánh Brunô hẳn biết rằng các vị này cam kết sống một đời sống từ bỏ và đền tội mà tu luật của họ đề ra. Khi nhìn thoáng qua, dường như đời sống của một linh mục đang làm việc mục vụ có vẻ dễ dàng hơn. Vì có tiền trong túi (có thể là không nhiều), xem ra chúng ta cũng tự do, và đời sống chúng ta coi như chẳng phải quá khắc khổ hay quá khắc nghiệt. Rồi một lúc nào đó bỗng có những giáo dân đến hỏi nhiều người linh mục chúng ta rằng: “Dạ thưa cha, cứ sáng cha làm lễ xong rồi cả ngày cha làm gì vậy?” Điều ngụ ý ở đây là một khi đã làm lễ xong chúng ta chẳng còn gì phải làm nữa, và điều này có thể chẳng có gì là quá xa vời so với sự thật.

Vài thách đố đối với linh mục trẻ


d3
Sau đây tôi xin ghi lại tóm tắt vài thách đố mà theo tôi, các linh mục ngày nay thường gặp. Tôi đã chia sẻ mấy thách đố này với nhóm anh em linh mục trẻ dòng Phanxicô trong dịp Thường huấn của họ vào năm 2008. Theo cuốn Từ điển tiếng Pháp Le nouveau Petit Robert, nghĩa hiện đại của từ thách đố (défi) là một khó khăn, trở ngại bên trong hay bên ngoài cần phải vượt qua trong quá trình phát triển của một xã hội, một nền văn minh; ở đây, chúng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa này áp dụng cho đời sống và hoạt động của các linh mục trẻ.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Thứ 5 tuần thánh: Vài phút thinh lặng

GIUĐA
Nếu kể những tên tuổi nhiều người biết, có lẽ Giuđa là tên ở thứ bậc cao. Ông sẽ mãi mãi được ghi nhớ là người tông đồ đã phản bội Chúa Giêsu. Tên ông được nhắc đến 22 lần trong Tân Ước (đứng thứ nhì, chỉ sau Phêrô).

Tên “Giuđa” thì phổ biến vào thời đó, nhưng ý nghĩa của Iscariot thì không được rõ lắm. Đó là một từ không rõ nghĩa, có thể là tên họ của gia đình, hoặc tên của tỉnh thành nguyên quán. Cũng có thể là một “biệt hiệu”, thậm chí có khi là khuynh hướng chính trị của ông.

Một vài chi tiết lý lịch của Giuđa được biết đến (có lẽ lý lịch của ông là chính xác nhất trong 12 tông đồ). Ngoài Chúa Giêsu, chủ đề về ông được nói đến nhiều trong cuộckhổ nạn hơn bất kỳ ai khác. (Tại sao ông phản bội? Ông có tham dự tối Tiệc Ly không? Những từ “thật lòng ăn năn về những gì đã làm” có mang ý nghĩa sám hối thật không?).

* * *