Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

HẠT LÚA MỤC NÁT

Mùa Xuân năm ấy, có hai hạt giống nằm cạnh nhau trong thửa đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất hăng hái nói: "Tôi muốn mọc lên! Tôi muốn cắm rễ sâu xuống lòng đất, và đâm chồi xuyên qua lớp đất cứng bên trên. Tôi muốn vươn lên những búp non mơn mởn như những lá cờ loan báo mùa xuân đã đến… Tôi muốn cảm nhận hơi ấm của mặt trời mơn man trên mặt và hơi nước mát lạnh của sương mai trên những cánh hoa". Và nó đã mọc lên xanh tốt.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

SỬA TRỊ NẾT XẤU

SỬA TRỊ NẾT XẤU
+++

          Chúng ta đang ở trong Mùa Chay, xem ra có nhiều việc phải làm trong thời gian này. Người ta thường nói : Mùa Chay là thời gian rất căng thẳng vì người ta phải vật lộn với ba thù là ma quỉ, thế gian và xác thịt. Hôm nay chúng ta chỉ chú trọng vào việc vật lộn với chính con người của mình, vật lộn với các tình tư dục, bắt nó phải tùng phục linh hồn.

          Hay nói cách khác, chúng ta cùng chia sẻ với nhau về việc sửa trị các nết xấu đang tiềm ẩn trong lòng chúng ta, đặc biệt là nết xấu làm đầu để chúng ta có thể trở nên con người mới tốt lành thánh thiện hơn, đặc biệt chúng ta có một tâm hồn trong sạch xứng đáng mừng ngày lễ Phục sinh sắp tới.

KỶ LUẬT TRONG CUỘC SỐNG

KỶ LUẬT TRONG CUỘC SỐNG
+++

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

                   Chúng ta đọc : Lc 13,24; Mt 11,13.
         
          Gần đến lễ Cung hiến Đền thờ, Đức Giêsu vừa giảng dạy vừa tiến về Giêrusalem. Tình cờ có một người đến hỏi Đức Giêsu :”Thưa Ngài,  những người được cứu thoát thì ít, có phải không” ?  Câu hỏi này không phải là tình cờ vì theo quan niệm người Do thái : ngoài dân tộc họ ra, ít người được Thiên Chúa cứu rỗi.  Đây là một câu hỏi có vẻ tọc mạch và ngầm chứa một ý tưởng tự mãn và cục bộ.

          Đức Giêsu không trả lời rõ ràng và trực tiếp vì sợ có sự ngộ nhận. Nếu trả lời ít người được cứu rỗi thì người ta sẽ thất vọng, sợ không đến lần mình.  Nếu trả lời nhiều người được cứu, người ta sẽ ỷ y, buông lỏng mà không mau mắn lo phần rỗi của mình.

          Nên Đức Giêsu chỉ đưa ra phương cách để vào Nước Trời : Phải cố gắng qua cửa hẹp. Và như vậy cũng sửa sai quan niệm hẹp hòi và tự mãn của người Do thái : chỉ có họ mới được Thiên Chúa thương.

          Đức Giêsu dùng hình ảnh “đi qua cửa hẹp” để nói lên đòi hỏi của Tin mừng. Động từ “đi qua” muốn diễn tả sự thay đổi cách sống, bởi vì có rất nhiều người đứng trước cửa hẹp ấy, nhưng chỉ những người biết “đi qua” tức là thay đổi cuộc sống thì mới vào nhà được.

          Luật của Tin mừng luôn đòi hỏi phải chiến đấu. Đức Giêsu không đến để đem lại cho ta một cuộc sống dễ dãi, nhưng mang gươm giáo và đem con người vào một cuộc chiến cam go nhất chống lại sự dữ (x. Mt 12,12).

          Con đường rộng và hẹp được đề cập trong bài Tin mừng hôm nay là hình ảnh khá quen thuộc trong các sách Khôn ngoan của người Do thái. Hình ảnh này nói lên sự chọn lựa mà con người phải thực hiện giữa thiện và ác, giữa khôn ngoan và khờ dại, giữa sự thật và gian dối. Đức Giêsu mượn hình ảnh này để đòi hỏi nơi các môn đệ một sự lựa chọn dứt khoát và sự dấn thân cho Thiên Chúa.

          Nhân dịp tĩnh tâm Mùa Chay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ về một đề tài hơi khó nuốt :”Kỷ luật có cần cho giới trẻ không” ? Hy vọng các bạn trẻ sẽ nhìn ra sự cần thiết và ích lợi của nó trên con đường hoàn chỉnh con người mình, và đồng thời cũng là đòi hỏi của Tin mừng.

CẢM THÔNG

CẢM THÔNG
+++
I. VÀO ĐỀ

                    Hãy vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc” (Rm 12,14)

          1. Đối thoại với cây.

          Một người đứng trước cái cây và hỏi lá cây rằng :”Này lá cây, một mình bạn có đủ không” ? Lá cây trả lời :”Thưa không, bởi vì sự sống của tôi là ở nơi cành cây”.

          Người ấy lại hỏi cành cây :”Này cành cây, một mình bạn có đủ không”?  Cành cây trả lời :”Thưa không, bởi vì sự sống của tôi là ở rễ cây”.

          Người ấy lại hỏi rễ cây :”Này rễ cây, một mình bạn có đủ không” ? Rễ cây trả lời :”Thưa không, bởi vì cho dù tôi ban nhựa sống cho lá và cành, nhưng nếu người ta hái trụi lá và chặt hết các cành thì tôi cũng sẽ chết”.

          Một thoáng suy tư :  Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là Thiên Chúa có nhiều tương quan. Cũng thế, chúng ta được dựng nên không phải để sống cô đơn, thiếu tương quan, nhưng là để sống với nhau, cho nhau và vì nhau. Khép kín nơi chính mình, một cách nào đó, là chúng ta đang sống ngược với niềm tin của mình. Nói khác đi, chúng ta phải biết cảm thông với nhau.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Tìm Hiểu Sự Thật Về Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu (2)

Tìm Hiểu Sự Thật Về Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu (2)

(tiếp theo và hết)

Quốc Văn, OP

II. NHỮNG TRÌNH THUẬT KINH THÁNH

Truyền thống phụng vụ của Giáo hội cử hành cuộc khổ nạn của Đức Giêsu với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể vào tối thứ năm tuần thánh. Các sách Tin mừng cùng bắt đầu trình thuật biến cố Đức Giêsu chịu đau khổ, chịu chết từ bữa tiệc ly.

Tim Hiểu Sự Thật Về Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu (1)

Tim Hiểu Sự Thật Về Cuộc Khổ Nạn Của Đức Giêsu (1)
Quốc Văn, OP
DẪN NHẬP

X
in khởi đi từ hai sự kiện thuộc lãnh vực văn hoá - nghệ thuật. Sự kiện thứ nhất liên quan đến câu truyện văn học của nhà văn Liên Xô cũ, T.S. Aimatốp, viết về chàng Avdij Kallixtratov. Avdij là người hùng vĩ đại trong cuốn tiểu thuyết này. Chàng là con vị phụ tá của một họ đạo Chính Thống, được gửi vào nhà Dòng học mong nối nghiệp cha mình. Nhưng vì tư tưởng quá cấp tiến, anh đã bị đuổi học. Anh ra làm việc cho một tờ báo Thanh Niên, khởi đầu bằng việc viết hàng loạt bài phóng sự về những người đi tìm lại cây ma túy có tên là Anasha mọc trong vùng thảo nguyên Mojunkul. Từ thái độ của một người quan sát, anh muốn nhập cuộc với họ và quyết định “đồng hội đồng thuyền” để cứu họ. Kết cục, anh chẳng cứu được ai và phải trả giá bằng cái chết đau thương do chính những người anh muốn cứu , những người buôn bán ma túy.[1]

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Thần Học Về Chúa Thành Thần (tiếp theo)



  

B. SỰ TIẾN TRIỂN ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH VỀ CHÚA THÁNH THẦN
Những chặng tiến triển của đức tin và thần học về Thánh Thần, chia thành ba giai đoạn chính: thời giáo phụ, thần học Trung cổ, thời cận đại.

Thần Học Về Chúa Thánh Thần



 

Tuy Chúa Thánh Thần đã tác động trong vũ trụ và trong Giáo hội từ lâu lắm rồi, nhưng Ngài ít được thần học (cách riêng trong Giáo hội la tinh) nói đến, trừ khi bàn về bí tích Thêm sức và bảy ơn ban cho các tín hữu. Từ những năm sau công đồng Vaticano II, nhờ đối thoại với thần học Đông phương cũng như  nhờ phong trào canh tân Thánh Linh, một thiên trong thần học đã được khai trương, gọi là Pneumatologia, để học hỏi về Thánh Linh trong tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như về tác động của Ngài trong lịch sử. Ta có thể coi thông điệp  Domium et Vivificantem của Đức Gioan Phaolo II (18-5-1986) như một mốc đánh dấu sự tiến triển đó. Trước đó 5 năm, Đức Thánh Cha đã thúc đẩy tổ chức một Hội nghị Thần học quốc tế quy tụ các học giả Công giáo, Chính thống, Tin lành tại Vatican (từ ngày 22-26/3/1982) để kỷ niệm 1600 năm công đồng Constatinopoli đã tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần “là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”.
Bài này sẽ tìm hiểu Thánh Kinh đã nói gì về Chúa Thánh Thần, tiếp đó, là sự tiến triển của đức tin của Hội thánh về Thánh Thần, và sau cùng, là những nét suy tư chính về Thánh Thần trong lịch sử cứu rỗi.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

VAI TRÒ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, ĐỨC TÍNH – NGHỆ THUẬT

VAI TRÒ NGƯỜI LÃNH ĐẠO



ĐỨC TÍNH – NGHỆ THUẬT





I. ĐỊNH NGHĨA TỔNG QUÁT:
Người lãnh đạo là người đứng đầu, là người hướng dẫn, chỉ huy một đơn vị, một tổ chức, một đoàn thể. Nói một cách khác, người lãnh đạo là người có khả năng chỉ huy và hướng dẫn kẻ khác trong phạm vi và trách nhiệm của mình.

Người lãnh đạo tài giỏi, thành công trong việc chỉ huy, hướng dẫn, điều khiển v.v... Ngoài khả năng và kiến thức hơn người, người lãnh đạo còn cần phải hội đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách khôn khéo để đem lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho đơn vị mình, cho tổ chức hay đoàn thể mà mình trực tiếp chịu trách nhiệm và hướng dẫn.


Bài đọc thêm

NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO.

I. Ý NIỆM
Lãnh đạo khác với chỉ huy, người lãnh đạo là người có tầm nhìn bao quát hơn, chịu trách nhiệm tổng thể một tập thể, là người có quyết định cuối cùng trong mọi buổi họp. (Cha sở – Cha tuyên uý – Ban giám đốc – Xứ đoàn trưởng . . .)
Người lãnh đạo là người biết tất cả nhưng không phải làm tất cả , là người có uy tín thuyết phục và đắc nhân tâm, là người lèo lái con tàu tập thể đi về một hướng nhất định.

Người lãnh đạo cần phải có:

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Đồng Phục - Huy Hiệu - Khăn Quàng - Cờ Đoàn

xin được chia sẻ thêm về bài đồng phục

dựa trên nội qui Tổng Liên Doan năm 1974

ĐỒNG PHỤC - HUY HIỆU - KHĂN QUÀNG - CỜ ĐOÀN


bài 29 : cách tổ chức một sa mạc huấn luyện

CÁCH TỔ CHỨC MỘT SA MẠC


Các trưởng thân mến
Hàng năm, vào dịp Hè cũng là lúc các sinh hoạt của Phong trào bắt đầu nở rộ. Tại các Xứ Đoàn, bắt đầu thi kết thúc năm học giáo lý đồng thời bắt đầu tổ chức các trại huấn luyện cho các em thiếu nhi trong xứ vừa giúp cho các em có thời gian thư giản và cũng là lúc hướng dẫn và kiểm tra thực hành những gì mà các em đã học tại đoàn. Song song đó cũng có những trại huấn luyện, bồi dưỡng cho các huynh trưởng, cao hơn tại các Hiệp Đoàn, Liên đoàn nhằm trang bị kiến thức cho các trưởng về làm việc. Các trại huấn luyện dành cho Huynh trưởng được gọi là Sa mạc – vào sa mạc.
Vậy để tổ chức một sa mạc huấn luyện thành công cần những yếu tố nào ?

Bài 28 : Tổ chức hành trình Sa mạc

HÀNH TRÌNH SA MẠC (Trò Chơi Lớn)
Trong Sinh Hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể

1. Nhận Định:
  • Hành Trình Sa mạc, chúng ta liên tưởng đến ngay một cuộc chơi đa dạng, năng động đầy thử thách, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn, hy sinh và tinh thần đồng đội… Hành Trình Sa mạc không những giúp cho chúng ta hiểu rõ về cá tính và nhân cách của từng con người, mà còn hiểu rõ hơn về bài mà mình đã thụ huấn.
  • Hành Trình Sa mạc, là một trò chơi giáo dục cần nhiều giờ cho nhiều người tham dự, được chơi tại một khu đất rộng có nhiều chướng ngại vật thiên nhiên. Chia thành nhiều giai đoạn, thử thách, phiên lưu, thi đua hào hứng… Và được lồng vào trong một câu chuyện giáo dục .

Bài 27 : Huấn Luyện Tông Đồ Đội Trưởng

đây là bài của trưởng FX. Trần Ngọc Lợi chủ tịch Liên Đoàn An Rê Phú Yên

ĐỀ CƯƠNG HUẤN LUYỆN TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG
A.- DẪN NHẬP
Trong hoàn cảnh hiện tại của các xứ đoàn trong giáo phận, quan niệm về đội trưởng còn nhiều khác biệt giữa nơi này với nơi khác; người này với người khác. Mỗi quan niệm đều có thể đưa ra những luận chứng để bảo vệ ý kiên của mình. Các cuộc tham khảo trực tiếp và thực tế với các trưởng đã từng và đang cầm đoàn TNTT hiện nay cho thấy có hai "trường phái" đang nổi bật, và còn lâu mới có thể đi đến thống nhất, bởi còn phải chờ đợi thành quả của từng phương pháp trong bối cảnh đặc biệt của TNTT hiện nay. Hai “trường phái” nổi bật đó là:

Bài 26 : Nghệ Thuật giao Tế

NGHỆ THUẬT GIAO TẾ
A . – NHẬN ĐỊNH.
Giao tế là chiếc cầu, là gạch nối liên kết giữa người với người, giúp ta hiểu được nhau và đến gần nhau hơn, nó đòi hỏi một sự đối thoại hai chiều.

Nghệ thuật giao tế được chia ra làm 3 giai đoạn:

bài 25 : Kỹ Năng quản trò

KỸ NĂNG QUẢN TRÒ

Quản trò là trung tâm và là sự thành công hay thất bại của một buổi sinh hoạt, một đêm lửa trại hoặc là một buổi gặp gỡ, giao lưu. Do đó nhiệm vụ của người quản trò là tạo một bầu khí sôi động, hoạt náo, vui tươi, lôi cuốn . . . Người quản trò là người quyết định mọi chương trình và sẵn sàng can thiệp không để cho bầu khí bị loãng hoặc bị động.
Vì thế, là huynh trưởng, các bạn cần trang bị cho mình khả năng này, sự nhanh nhẹn, nhạy bén và còn can đảm nữa. Tránh trường hợp lúng túng hay mất bình tĩnh trước đám đông đang chờ các bạn điều khiển.

bài 24 : Lửa Thiêng Thánh Thể

NGHITHỨC LỬA THIÊNG THÁNH THỂ


----- šVš ------

Kết thúc một ngày vất vả, dân du mục hoặc các mục đồng quây quần bên đống lửa, ăn uống vui chơi ca hát, nhảy múa rũ bỏ tất cả những mệt nhọc trong ngày, để rồi khi ánh lửa tàn, họ chìm vào giấc ngủ hạnh phúc chuẩn bị cho một ngày mới sắp tới.
Hình ảnh đó được tái hiện qua hình ảnh dân Do thái trên đường về đất hứa xưa, qua các cuộc trại được tổ chức nơi các đoàn thể. Trại nào cũng có đêm lửa, đêm lửa trong các buổi trại huấn luyện của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể được gọi là Lửa Thiêng Thánh Thể.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

bài 23: CÁCH HỌP ĐỘI ( ĐỨNG LỚP )


CÁCH HỌP ĐỘI – CHI ĐOÀN


Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể dùng các buổi hội họp là môi trường chính cho công việc giáo dục đoàn sinh.
Là thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, các bạn phải tham dự các buổi Họp Đội, Chi Đoàn, Phân Đoàn, Xứ Đoàn để học tập, sinh hoạt, gây tinh thần đoàn thể. 
Bất cứ buổi họp nào cũng cần phải có nội dung, tức là phải có chuẩn bị trước, tinh thần buổi họp phải dân chủ, thân ái, đạo đức, vui tươi, sinh động.
Phải bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
Sinh hoạt Đội, Chi Đoàn… hàng tuần là hình thức sinh hoạt thường xuyên để huấn luyện Đoàn sinh theo chương trình Thăng Tiến. Đối với các em Ngành Ấu, họp Chi Đoàn mang lại nhiều hiệu quả hơn là họp Đội. Còn các Ngành khác, họp Đội lại đóng vai trò quan trọng hơn

bài 22 : CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN


Chương trình Thăng Tiến

I. CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN LÀ GÌ.
Là chương trình huấn luyện tổng quát (lý thuyết + thực hành) và dài hạn (tiệm tiến), xuyên suốt từ thấp lên cao theo từng lứa tuổi của Đoàn sinh, bằng phương pháp của Phong Trào, đúng tôn chỉ + bản chất của Phong Trào, nhằm thăng tiến từng Đoàn sinh một theo đúng mục đích của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

Bài 21 : Bài ca sinh hoạt


BÀI CA SA MẠC :


HỪNG ĐÔNG VƯƠN LÊN

1. Như ánh hồng vươn lên khi hừng đông chiếu sáng. Như nguồn sống trào dâng khi mùa Xuân về. Ta cùng tiến bước vượt qua mọi gian khó. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.
2. Ta góp mặt nơi đây cho đời thêm sức sống. Ta cùng góp bàn tay xây mộng xa vời. Ta cùng góp tiếng cười vang động sông núi. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.

bài 20 : Thành Lập Đoàn

THÀNH LẬP ĐOÀN

Từ khi Phong trào TNTT được tái lập, việc thành lập đoàn TNTT tại các giáo xứ gây ra không ít tranh cãi, nghi ngờ dẫn đến nhiều ý kiến trái ngược.
Ngay cả việc thành lập một đoàn TNTT cũng có nhiều kiểu, nhiều cách và gây nhiều tranh cãi. Tóm tắt những tranh cãi là: Có nên thành lập TNTT hay không? Thành lập cách nào?

Bài 19 : Kỹ Năng Lều Trại


KỸ NĂNG LỀU TRẠI

Trại là một nơi mà ở đó, chúng ta thực hiện và áp dụng những hiểu biết để buổi học dã ngoại hay buổi gặp gỡ, giao lưu thêm phong phú và sáng tạo. Trại cũng là nơi người huynh trưởng khẳng định khả năng của mình, về chuyên môn cũng như về nghệ thật cầm đội của mình. Để dẫn đội đi đến thành công, hoặc tổ chức cho đội một buổi học dã ngoại lý thú, các bạn cần nắm vững một vài yếu tố sau đây để bàn bạc hoặc khi đi “ tiền trạm” hoặc để lên chương trình trại cho đội, đoàn.

Bài 18 : Kỹ năng nút dây


NÚT DÂY


Các Huynh trưởng thân mến.
Mục đích của việc học nút dây cũng là một phương cách rèn luyện cho các bạn và các em có khả năng tháo vát, khéo léo và sáng tạo. Là thực hiện một kỹ thuật trên dây sao cho đạt yêu cầu là : thắt nhanh, chắc chắn và dễ mở. Nút dây được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong các buổi sinh hoạt, trại hè hoặc trại huấn luyện.
Chúng ta thường áp dụng các nút sau đây trong các buổi trại :

Bài 17 : NGHỆ THUẬT CHỈ HUY


NGHỆ THUẬT CHỈ HUY

Các anh chị thân mến, là một Huynh trưởng, ai cũng muốn thành công trong trách vụ điều khiển, hướng dẫn hay chỉ huy. Người Huynh trưởng cần phải biết mọi vấn đề liên hệ đến công việc của mình với nguyên tắc “ biết tất cả và cùng nhau làm”. Khác với lãnh đạo, Người chỉ huy là người trực tiếp điều động một nhóm nhân sự thực hiện một việc gì đó được giao, người chỉ huy là người luôn đi đầu trong các việc và biết cách sử dụng thuộc quyền đề cùng nhau hoàn thành.
Trong bài này với chủ đề là “nghệ thuật”, do đó tôi chỉ chia sẽ với các anh chị một vài kinh nghiệm để các anh chị trang bị thêm tay nghề của mình, hy vọng trở thành một chỉ huy giỏi và bản lĩnh.

Bài 16 : Soạn và trình bày bài khóa

PHƯƠNG PHÁP SOẠN VÀ 
TRÌNH BÀY BÀI KHÓA (GL)

Là một GLV-HT, ai trong chúng ta cũng biết rằng: trình bày một bài Khoá phải trở thành ‘nghề nghiệp chuyên môn’ của mình. Và để trình bày một bài Khoá chí ít là thật mạch lạc, thì một trong những yếu tố chính là phải soạn bài kỹ lưỡng. Vì thế soạn và trình bày (bài) trở thành như 2 trong 1…

Bài 15 : Những đức tính của huynh trưởng

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG 
- Khi đã xác định được mục tiêu và phương pháp của mình, chắc chắn người Huynh Trưởng luôn tự cảm thấy mình còn thiếu thốn, nghèo nàn về mọi phương diện, nhất là nghèo nàn các đức tính… nên luôn phải tự trang bị, tự trau dồi và tự đào luyện chính mình. 
Tính tình là do tập luyện, thói quen… có tính xấu; có tính tốt.
* Tính xấu làm hạ giá con người, mờ nhạt hình ảnh Thiên Chúa.
* Tính tốt làm thăng hoa con người, giống hình ảnh Thiên Chúa.
Tính tốt hướng thiện được gọi là những ‘nhân đức’.

Bài 14: Tinh thần kỷ luật và trách nhiệm

Đây là bài khóa mang tính "bắt buộc" cần có nơi người Huynh trưởng, nhờ nó chúng ta có thể vượt qua những "giây phút" căng thẳng mà trở về lại với đời sống huynh trưởng của chúng ta, có thể nói chúng ta đã chấp nhận là huynh trưởng thì chúng ta "phải..."

Bài 13: Phương pháp giáo dục

các trưởng thân mến , đây là một trong những bài "nặng" của Phong trào, với cấp I, chúng ta trình bày những cơ bản, nhưng càng "lên cao" chúng ta sẽ đi sâu hơn và chi tiết hơn của mỗi phương pháp. 
Chúc các bạn gặt hái nhiều kết quả.

Bài 12: Tổng quát tâm lý

Tâm lý ứng dụng


*Duy-an Nguyễn Thanh Liêm.



‘GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG’ THEO LỨA TUỔI.


Theo thống kê, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày, người ta sử dụng 55% ngôn ngữ không lời, 7% ngôn ngữ thuần lời, 38% kết hợp cả 2 hình thái trên…


Tình huống: Cuộc họp đã bắt đầu được 45’. Một thành viên đến trễ…
a/. Thành viên này luôn đi trễ.
b/. Lần đầu tiên thành viên này đi trễ.
Bạn là người chủ toạ cuộc họp, bạn sẽ nói gì với thành viên này?
- ………………………………
(Ghi nhận và nhận xét các ý kiến, các câu nói. Lưu ý các câu hỏi và những câu có ngầm ý đoán xét, lên án…)
(Mỗi tình huống có 3 cách nhìn: tích cực, tiêu cực hoặc cả 2!)


Bài 11 : Lãnh nhận lời chúa


LÃNH NHẬN LỜI CHÚA
Lãnh nhận Lời Chúa em ơi xiết bao mừng vui, lãnh nhận Ơn Chúa em ơi gắng ghi trong lòng. Em nhớ rằng Thiên Chúa yêu em, Ngài yêu em không bờ bến, Ngài yêu em đến muôn đời
Lãnh nhận là sự đón lấy và chấp nhận một phần thưởng, một ân huệ, một món quà từ một đơn vị trao cho một đơn vị nào đó một cách trực tiếp mặt đối mặt. vd – Lãnh nhận bằng tốt nghiệp – Lãnh nhận ý kiến đóng góp – Lãnh nhận hình phạt . . . 
Lãnh nhận Lời Chúa là kết quả của việc đọc Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và “ nghe” được Chúa trực tiếp dạy bảo ta điều gì qua đoạn Kinh Thánh đó, thái độ ta đón nhận như thế nào, tác động tâm trạng ta ra sao và có định hướng sẽ thực hiện điều đó.(làm, sửa đổi . . .)
Khác với chia sẽ Lời Chúalãnh nhận Lời Chúa là hình thức lắng nghe và đón nhận cho riêng mỗi cá nhân, mỗi người sẽ có một tâm tình tác động cho mình tuỳ theo bối cảnh, hoàn cảnh, tâm trạng theo sự soi sáng của Chúa, không ai giống ai.
Là một Huynh Trưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, với tôn chỉ Lời Chúa là nền tảng và là chất liệu cần thiết cho đời sống của một người Huynh Trưởng. Việc lãnh nhận Lời Chúa là điều không thể thiếu .
Để việc lãnh nhận Lời Chúa đem lại hiệu quả thiết thực người Huynh Trưởng phải :
1. Siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa .
2. Đón nhận và sống trọn vẹn tinh thần Lời Chúa truyền dạy.
3. Phải có tinh thần yêu mến và tuân theo sự hướng dẫn của Giáo Hội về chú giải Lời Chúa.
4. Ap dụng tinh thần của Lời Chúa vào mọi sinh hoạt của Phong-trào (cụ thể trong việc thực hiện 10 điều luật, sống bác ái. . . .).
5. Biết chia sẻ lòng yêu mến Lời Chúa cho các em.

Bài 10 : Phân công phân nhiệm

Các trưởng thân mến
việc điều hành ở đoàn cần nêu rõ từng nhiệm vụ của mỗi người để biết phần vụ của mình, để công tác, để hiểu và hổ trợ lẫn nhau , tránh dẫm chân lên nhau. với mong muốn chia sẽ kinh nghiệm đời sống huynh trưởng thực tế tại đoàn, Mõ tui mong được sự góp ý cách riêng với bài nay nha các bạn,

Bài 9 : Các bài ca chính thức

THIẾU NHI TÂN HÀNH CA
Thiếu nhi Việt nam đứng lên trong giai đoạn mới. Theo tiếng Giáo Hội và tiếng quê hương kêu mời. Được trang bị dũng mạnh bằng tinh thần mới. Tuổi trẻ Việt nam hăng hái xây thế hệ ngày mai. Cùng đi hỡi các thiếu nhi. Cùng đi với Chúa Kitô, nguồn sống Thánh Thể chan hòa, là lý tưởng của người thiếu nhi hôm nay. Thiếu nhi Việt Nam quyết tâm trong giai đoạn mới. Thánh hóa môi trường rèn những khả năng phi thường. Bằng nguyện cầu hi sinh và một bầu khí mới. Tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam

Bài 8 : Hành chánh

HÀNH CHÁNH CHI ĐOÀN VÀ ĐOÀN

I. H ÀNH CHÁNH LÀ GÌ?

Hành : thực hành, áp dụng. Chánh : sự sắp đặt 
Hành chánh là áp dụng những chính sách, đường lối vào việc quản trị, quản lý tập thể. 
Phong trào TNTT rất chú trọng đến vấn đề hành chánh để có sự thống nhất .Chương V của Nội Quy năm 1974 đã quy định hệ thống hành chánh từ Trung Ương đến địa phương và ngược lại.
Chương V của Bản Nội Quy năm 1974 đã quy định hệ thống hành chánh từ Trung Ương đến các Liên Đoàn (Giáo Phận), từ Liên Đoàn tới Hiệp Đoàn (Giáo Hạt), từ Hiệp Đoàn tới Đoàn (Giáo Xứ) và ngược lại
Điều 59 : Hệ thống hành chánh là yếu tố quan trọng để có sự duy nhất cho TLĐ. Vì thế, tất cả các giấy tờ hành chánh sẽ được in sẵn tại TƯ, và tất cả các đơn vị sẽ theo mẫu đó. Hệ thống hành chánh từ Trung Ương đến các Liên Đoàn, từ Liên Đoàn tới Hiệp Đoàn, từ Hiệp Đoàn tới Đoàn và ngược lại.

Bài 7 : ơn gọi và đạo đức


ƠN GỌI VÀ ĐẠO ĐỨC
CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG

Bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể đặt nền tảng cho ơn gọi chung của người môn đệ Đức Kitô : ƠN GỌI nên thánh và lãnh nhận SỨ MẠNG rao giảng Tin Mừng cho thế giới.

Bài 6 : Tư cách - đạo đức - tác phong


ĐỜI SỐNG ĐẠO

TƯ CÁCH VÀ TÁC PHONG 

CỦA HUYNH TRƯỞNG 
THIẾU NHI THÁNH THỂ
ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA TRƯỞNG



Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!’
Một HT TNTT không những là một GLV, nhưng còn là một người bạn, một người anh, một người chị, một người Thầy… Các em thiếu nhi có nên người và nên thánh hay không, không phải chỉ nhờ vào lời giảng dạy của chúng ta nhưng chủ yếu là nhờ vào đời sống đạo đức (siêu nhiên) của chúng ta và nhờ vào tư cách tác phong (tự nhiên) của chúng ta nữa…

Bài 5 : đồng phục tntt

ĐỒNG PHỤC THIẾU NHI THÁNH THỂ

1. Đồng Phục Thiếu Nhi Thánh Thể (Nam và Nữ):
Đồng phục Thiếu Nhi Thánh Thể được dùng cho tất cả các thành viên trong Phong Trào, nếu tất cả cùng tuân theo sẽ tạo cho Đoàn được vẻ đẹp đồng nhất bề ngoài, bên trong nói lên tinh thần kỷ luật, vâng lời. Do đó, mọi thành viên luôn luôn cố gắng có đồng phục chỉnh tề và đúng cách.

Bài 4 : Luật và lời hứa


KHẨU HIỆU - LUẬT – LỜI HỨA

Phong TràoTNTT nhận Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm điểm, là nguồn sống thiêng liêng và là lý tưởng sống của đời mình. Mọi hoạt động, sinh hoạt… đều quy hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể.

Bài 3 : Hệ thống tổ chức




A- TỔNG QUÁT HỆ THỐNG TỔ CHỨC :
Phong Trào TNTT là một Đoàn thể bao gồm cả giáo sĩ (các linh mục Tuyên úy); Tu sĩ nam nữ (Trợ Úy); Giáo dân: phụ huynh nếu tham gia sinh hoạt, học hỏi về Phong Trào sẽ giữ vai trò Trợ Tá; các bạn trẻ, nhất là các Giáo lý viên, sau một thời gian huấn luyện sẽ là Huynh Trưởng; cuối cùng là tất cả các em trong lứa tuổi thanh thiếu nhi.

Phong Trào TNTT khẳng định đặc tính của mình là một Phong Trào TUYỂN LỰA. Tuyển Lựa ở đây không có nghĩa là chỉ dành cho các em ngoan, đạo đức.. Nhưng là Phong Trào có huấn luyện cẩn thận từng bước : từ những em nòng cốt, có tinh thần rồi mở rộng cho toàn thể Thiếu Nhi. Tạo một môi sinh tốt, một sân chơi cho các em thi đua rèn luyện bản thân nên người tốt, thi đua làm việc tông đồ.

Đoàn thể nào cũng vậy, muốn tiến và có giá trị đúng đắn với danh nghĩa của mình đều phải có hệ thống tổ chức. Do vậy, Phong Trào TNTT/VN ngoài hệ thống ở Trung Ương (cấp toàn quốc), còn có một hệ thống của Giáo Phận, Giáo Hạt và Giáo Xứ như sau :

Bài 2 : Bản chất - tôn chỉ


TÔN CHỈ – MỤC ĐÍCH – ĐƯỜNG LỐI
PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM
X

I. Bản Chất :
PT/TNTT là một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành giáo dục thanh thiếu niên trở nên những con người hoàn thiện và là Kitô hữu đích thực.
Lấy Lời Chúa trong Kinh Thánh làm nền tảng để giáo dục và Chúa Giê-Su Thánh Thể làm lý tưởng sống.
Trải qua ¾ thế kỷ chuyển biến và thăng trầm, cho dù danh xưng có thay đổi, phương pháp giáo dục có được canh tân cho phù hợp trong từng giai đoạn và hoàn cảnh... nhưng bản chất PT/TNT vẫn không hề thay đổi.

Bài 1 : Lịch sử và bước tiến của phong trào

I. NGUỒN GỐC PHONG TRÀO :
Lịch sử đạo binh Thánh-giá thời Trung-cổ.
Lịch sử đạo binh Giáo Hoàng do cha Cross tổ chức năm 1865 tại Pháp, khi nước Tòa Thánh bị Garibaldi xâm chiếm.
Phong trào chống lại việc tục hóa trường học công giáo tại Pháp vào cuối thế kỷ 19 do cha Ramadière chủ trương ( Thành lập hội Tông-đồ-cầu-nguyện).
Sắc lệnh Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X, cổ vỏ trẻ con năng chịu lễ, năm 1910.
Việc chính thức thành lập Phong trào Nghĩa binh tại Pháp do cha Bessières S.J ( trực thuộc hội Tông Đồ cầu-nguyện) năm 1917.