ĐỒNG PHỤC THIẾU NHI THÁNH THỂ
1. Đồng Phục Thiếu Nhi Thánh Thể (Nam và Nữ):
Đồng phục Thiếu Nhi Thánh Thể được dùng cho tất cả các thành viên trong Phong Trào, nếu tất cả cùng tuân theo sẽ tạo cho Đoàn được vẻ đẹp đồng nhất bề ngoài, bên trong nói lên tinh thần kỷ luật, vâng lời. Do đó, mọi thành viên luôn luôn cố gắng có đồng phục chỉnh tề và đúng cách.
a. Áo (dùng cho cả nam và nữ):
- Áo sơ mi trắng ngắn tay có cầu vai, hai túi áo có nếp ở giữa và có nắp ở trên.
b. Băng hiệu Phong Trào
- Băng hiệu Phong Trào được may ở giữa trên nắp túi áo trái.
c. Huy hiệu Phong Trào
- Huy hiệu Phong Trào được may ở giữa túi áo bên trái.
d. Cấp hiệu
- Cấp hiệu (nếu có) được gắn ở bên trên nắp túi áo phải.
e. Chuyên hiệu
- Chuyên hiệu (nếu có) được gắn ở bên vai phải.
f. Huy hiệu Đoàn
- Huy hiệu Đoàn ( Logo) được gắn ở bên vai trái
g. Quần
- Quần dài hoặc ngắn màu xanh biển đậm có nếp dành cho nam và nữ.
h. Đầm
- Đầm màu xanh biển đậm có xếp nếp dành riêng cho nữ.
i. Khăn quàng
- Nữ thắt hình cánh bướm, nam thắt kiểu cà vạt.
j. Giầy trắng
- Giầy màu trắng bằng vải hoặc bằng da
k. Mũ (casquette, cap)
- Mũ màu xanh biển đậm có huy hiệu và băng hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chạy vòng cung trên huy hiệu phía trước.
2. Ý Nghĩa Đồng Phục Thiếu Nhi Thánh Thể
Phong Trào dùng màu trắng và xanh biển đậm làm sắc phục. Màu xanh nước biển nhắc nhớ người Thiếu Nhi luôn luôn vui tươi, cởi mở, rộng rãi và bao dung như dòng nước biển bao trùm đại dương. Màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng trong tâm hồn và thanh sạch ở thể xác. Nhắc nhớ người Thiếu Nhi luôn cố gắng giữ lòng đơn sơ, thanh sạch và ngay thẳng.
a. Băng hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể
Hàng chữ trắng: THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM, tượng trưng cho sự trong trắng, đơn sơ, chân thật của tuổi trẻ. Nền đỏ tượng trưng cho Chúa Kitô đã chiụ đau khổ, hy sinh để đưa nhân loại về cùng Chúa. Màu đỏ còn nói lên tâm tình nhiệt thành yêu mến Chúa, sẵn sàng vác thánh giá theo Ngài.
b. Huy hiệu
Nền trắng và vàng là màu cờ của Hội Thánh Công Giáo. Chén lễ và Bánh Trắng có ý nói lên người Thiếu Nhi luôn sống kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh Giá đỏ nhắc nhớ chúng ta rằng: Chúa đã cứu chuộc nhân loại bằng giá máu và hy sinh của Người. Người Thiếu Nhi cũng phải hy sinh vác thập giá theo Chúa và dâng cuộc sống vui buồn cho Chúa.
Tất cả được đóng khung bốn cạnh nói lên mối dây liên kết mọi đoàn viên của Phong Trào là con của một Cha trên trời.
c. Các ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
Khăn Quàng Tuyên Uý: Màu trắng viền vàng, phía sau có Thánh Giá vàng .Màu trắng là màu trong sạch, tượng trưng cho sự trong sáng để dâng hiến cuộc đời làm hy tế và là chứng tá cho Chúa và Giáo Hội. Vì vậy, Ngài sẽ là người đại diện cho Chúa để hướng dẫn Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Khăn Quàng Trợ Uý: khăn quàng màu đỏ cho cả nam nữ, có viền trắng, thánh giá trắng sau
Khăn Quàng Trợ Tá: khăn quàng màu đỏ cho cả nam và nữ, có viền xanh dương, thánh giá vàng
Khăn Quàng Huấn Luyện Viên: Màu tím than, viền theo màu ngành của ba cấp Nghĩa, Thiếu và Ấu, phía sau có huy hiệu Sinai (Huấn Luyện Viên Sơ Cấp khăn màu tím một viền vàng; Huấn Luyện Viên Trung Cấp khăn màu tím có hai viền: viền vàng và xanh biển đậm; và Huấn Luyện Viên Cao Cấp khăn màu tím có ba viền: viền vàng, viền xanh biển đậm và xanh lá mạ). Màu tím là màu hy sinh quên mình trong vui tươi và tràn đầy hy vọng. Người Huấn Luyện Viên không thể chối từ những khó khăn thử thách trên đường phục vụ mà dùng hết khả năng, tâm huyết để duy trì và phát triển Phong Trào.
Khăn Quàng Dự Trưởng: Màu hồng, viền đỏ,(hoặc màu đỏ không viền) phía sau có Thánh Giá vàng .Mầu hồng tượng trưng cho tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống dám quên mình để tập phục vụ Chúa qua các em một cách tươi vui và hăng hái.
Khăn Quàng Huynh Trưởng (dùng cho cả ba cấp): Màu đỏ, viền vàng, phía sau có Thánh Giá màu vàng . Màu khăn Huynh Trưởng là màu đỏ, màu của máu tượng trưng cho sự hy sinh, gian khổ, vất vả mà người Huynh Trưởng , Trợ Tá và Trợ Uý phải chấp nhận để hướng dẫn và diù dắt các em đến với Chúa.
Khăn Quàng Đội Trưởng: có hai viền (Ấu Nhi và Thiếu Nhi: hai viền màu vàng, Nghĩa Sĩ: hai viền màu đỏ). Màu khăn như đội viên.
Khăn Quàng Đội Phó: có một viền (Ấu Nhi và Thiếu Nhi: viền màu vàng, Nghĩa Sĩ: viền màu đỏ). Màu khăn như đội viên.
Khăn Quàng Ấu Nhi: Màu xanh lá mạ, phía sau có Thánh Giá màu vàng.
Màu xanh lá mạ mầu tượng trưng của chồi non đang vươn mình lớn dậy, màu của lứa tuổi hồn nhiên, trong trắng và ngây thơ. Cũng như các em luôn trông cậy vào cha mẹ và phó thác vào Chúa.
Khăn Quàng Thiếu Nhi: Màu xanh biển đậm, phía sau có Thánh Giá màu vàng.
Màu xanh biển tượng trưng cho một sức sống riêng mạnh như trời xanh biển rộng và một hy vọng lớn lao cho tương lai.
Khăn Quàng Nghĩa Sĩ: Màu vàng nghệ, phía sau có Thánh Giá màu đỏ.
Màu vàng nghệ tượng trưng cho bình minh đang ló dạng và rực sáng của lứa tuổi sắp bước vào đời.
Khăn Quàng Hiệp Sĩ: Màu nâu đất, viền đỏ, phía sau có Thánh Giá màu đỏ trên nền cờ Hội Thánh và trong Thánh Giá có hình Chén và Bánh Thánh (ở phần chéo khăn quàng). Màu nâu đất tượng trưng cho dòng máu đức tin của các Thánh Tử Đạo đã đổ ra và chảy vào lòng đất mẹ, để nói lên lòng trung thành với đất nước và tình yêu Thiên Chúa.
Do đó, người TNTT luôn ý thức việc mặc đồng phục khi tham gia các chương trình sinh hoạt phong trào ( nghi thức - chào cờ - tham dự thánh lễ Thiếu nhi ). Chính bộ đồng phục thể hiện rõ nét tư cách và tác phong của bản thân người Thiếu nhi đó
http://tnttvn.com/forum/
1. Đồng Phục Thiếu Nhi Thánh Thể (Nam và Nữ):
Đồng phục Thiếu Nhi Thánh Thể được dùng cho tất cả các thành viên trong Phong Trào, nếu tất cả cùng tuân theo sẽ tạo cho Đoàn được vẻ đẹp đồng nhất bề ngoài, bên trong nói lên tinh thần kỷ luật, vâng lời. Do đó, mọi thành viên luôn luôn cố gắng có đồng phục chỉnh tề và đúng cách.
a. Áo (dùng cho cả nam và nữ):
- Áo sơ mi trắng ngắn tay có cầu vai, hai túi áo có nếp ở giữa và có nắp ở trên.
b. Băng hiệu Phong Trào
- Băng hiệu Phong Trào được may ở giữa trên nắp túi áo trái.
c. Huy hiệu Phong Trào
- Huy hiệu Phong Trào được may ở giữa túi áo bên trái.
d. Cấp hiệu
- Cấp hiệu (nếu có) được gắn ở bên trên nắp túi áo phải.
e. Chuyên hiệu
- Chuyên hiệu (nếu có) được gắn ở bên vai phải.
f. Huy hiệu Đoàn
- Huy hiệu Đoàn ( Logo) được gắn ở bên vai trái
g. Quần
- Quần dài hoặc ngắn màu xanh biển đậm có nếp dành cho nam và nữ.
h. Đầm
- Đầm màu xanh biển đậm có xếp nếp dành riêng cho nữ.
i. Khăn quàng
- Nữ thắt hình cánh bướm, nam thắt kiểu cà vạt.
j. Giầy trắng
- Giầy màu trắng bằng vải hoặc bằng da
k. Mũ (casquette, cap)
- Mũ màu xanh biển đậm có huy hiệu và băng hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam chạy vòng cung trên huy hiệu phía trước.
2. Ý Nghĩa Đồng Phục Thiếu Nhi Thánh Thể
Phong Trào dùng màu trắng và xanh biển đậm làm sắc phục. Màu xanh nước biển nhắc nhớ người Thiếu Nhi luôn luôn vui tươi, cởi mở, rộng rãi và bao dung như dòng nước biển bao trùm đại dương. Màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng trong tâm hồn và thanh sạch ở thể xác. Nhắc nhớ người Thiếu Nhi luôn cố gắng giữ lòng đơn sơ, thanh sạch và ngay thẳng.
a. Băng hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể
Hàng chữ trắng: THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM, tượng trưng cho sự trong trắng, đơn sơ, chân thật của tuổi trẻ. Nền đỏ tượng trưng cho Chúa Kitô đã chiụ đau khổ, hy sinh để đưa nhân loại về cùng Chúa. Màu đỏ còn nói lên tâm tình nhiệt thành yêu mến Chúa, sẵn sàng vác thánh giá theo Ngài.
b. Huy hiệu
Nền trắng và vàng là màu cờ của Hội Thánh Công Giáo. Chén lễ và Bánh Trắng có ý nói lên người Thiếu Nhi luôn sống kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh Giá đỏ nhắc nhớ chúng ta rằng: Chúa đã cứu chuộc nhân loại bằng giá máu và hy sinh của Người. Người Thiếu Nhi cũng phải hy sinh vác thập giá theo Chúa và dâng cuộc sống vui buồn cho Chúa.
Tất cả được đóng khung bốn cạnh nói lên mối dây liên kết mọi đoàn viên của Phong Trào là con của một Cha trên trời.
c. Các ý nghĩa màu khăn trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
Khăn Quàng Tuyên Uý: Màu trắng viền vàng, phía sau có Thánh Giá vàng .Màu trắng là màu trong sạch, tượng trưng cho sự trong sáng để dâng hiến cuộc đời làm hy tế và là chứng tá cho Chúa và Giáo Hội. Vì vậy, Ngài sẽ là người đại diện cho Chúa để hướng dẫn Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Khăn Quàng Trợ Uý: khăn quàng màu đỏ cho cả nam nữ, có viền trắng, thánh giá trắng sau
Khăn Quàng Trợ Tá: khăn quàng màu đỏ cho cả nam và nữ, có viền xanh dương, thánh giá vàng
Khăn Quàng Huấn Luyện Viên: Màu tím than, viền theo màu ngành của ba cấp Nghĩa, Thiếu và Ấu, phía sau có huy hiệu Sinai (Huấn Luyện Viên Sơ Cấp khăn màu tím một viền vàng; Huấn Luyện Viên Trung Cấp khăn màu tím có hai viền: viền vàng và xanh biển đậm; và Huấn Luyện Viên Cao Cấp khăn màu tím có ba viền: viền vàng, viền xanh biển đậm và xanh lá mạ). Màu tím là màu hy sinh quên mình trong vui tươi và tràn đầy hy vọng. Người Huấn Luyện Viên không thể chối từ những khó khăn thử thách trên đường phục vụ mà dùng hết khả năng, tâm huyết để duy trì và phát triển Phong Trào.
Khăn Quàng Dự Trưởng: Màu hồng, viền đỏ,(hoặc màu đỏ không viền) phía sau có Thánh Giá vàng .Mầu hồng tượng trưng cho tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống dám quên mình để tập phục vụ Chúa qua các em một cách tươi vui và hăng hái.
Khăn Quàng Huynh Trưởng (dùng cho cả ba cấp): Màu đỏ, viền vàng, phía sau có Thánh Giá màu vàng . Màu khăn Huynh Trưởng là màu đỏ, màu của máu tượng trưng cho sự hy sinh, gian khổ, vất vả mà người Huynh Trưởng , Trợ Tá và Trợ Uý phải chấp nhận để hướng dẫn và diù dắt các em đến với Chúa.
Khăn Quàng Đội Trưởng: có hai viền (Ấu Nhi và Thiếu Nhi: hai viền màu vàng, Nghĩa Sĩ: hai viền màu đỏ). Màu khăn như đội viên.
Khăn Quàng Đội Phó: có một viền (Ấu Nhi và Thiếu Nhi: viền màu vàng, Nghĩa Sĩ: viền màu đỏ). Màu khăn như đội viên.
Khăn Quàng Ấu Nhi: Màu xanh lá mạ, phía sau có Thánh Giá màu vàng.
Màu xanh lá mạ mầu tượng trưng của chồi non đang vươn mình lớn dậy, màu của lứa tuổi hồn nhiên, trong trắng và ngây thơ. Cũng như các em luôn trông cậy vào cha mẹ và phó thác vào Chúa.
Khăn Quàng Thiếu Nhi: Màu xanh biển đậm, phía sau có Thánh Giá màu vàng.
Màu xanh biển tượng trưng cho một sức sống riêng mạnh như trời xanh biển rộng và một hy vọng lớn lao cho tương lai.
Khăn Quàng Nghĩa Sĩ: Màu vàng nghệ, phía sau có Thánh Giá màu đỏ.
Màu vàng nghệ tượng trưng cho bình minh đang ló dạng và rực sáng của lứa tuổi sắp bước vào đời.
Khăn Quàng Hiệp Sĩ: Màu nâu đất, viền đỏ, phía sau có Thánh Giá màu đỏ trên nền cờ Hội Thánh và trong Thánh Giá có hình Chén và Bánh Thánh (ở phần chéo khăn quàng). Màu nâu đất tượng trưng cho dòng máu đức tin của các Thánh Tử Đạo đã đổ ra và chảy vào lòng đất mẹ, để nói lên lòng trung thành với đất nước và tình yêu Thiên Chúa.
Do đó, người TNTT luôn ý thức việc mặc đồng phục khi tham gia các chương trình sinh hoạt phong trào ( nghi thức - chào cờ - tham dự thánh lễ Thiếu nhi ). Chính bộ đồng phục thể hiện rõ nét tư cách và tác phong của bản thân người Thiếu nhi đó
http://tnttvn.com/forum/
Một số thắc mắc hay lấy từ: http://tnttvn.com/forum/
Trả lờiXóa1. Cho phép em đính chính xíu nha. Em nghĩ rằng chỉ nên để khăn Dự Trưởng là màu đỏ thánh giá vàng, còn cái màu hồng viền đỏ là kiểu Dự Trưởng của Mỹ, em chưa thấy Đoàn nào ở VN Dự Trưởng xài màu hồng hết.
Nếu có thì là Chuẩn Trưởng của Đoàn Kitô Vua - Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đeo khăn hồng viền vàng Thánh giá vàng (Đoàn lạ nhất trong Liên Đoàn)
TL: Thực ra với các em ngành Nghĩa, sau khi hết cấp 3, theo quy chế còn bỏ trống chưa tìm ra thống nhất từ xưng :
có nơi gọi là Chuẩn trưởng ( Dcct)
có nơi gọi là dự trưởng
có nơi còn gọi là Tông đồ đội trưởng v.v.v
có nơi sử dụng từ Hiệp sĩ
nhìn chung là giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị làm Huynh trưởng.
Bạn Minh nói đúng, khăn màu hồng chỉ có bên Mỹ sử dụng, ngày thành lập đầu tiên liên đoàn cũng có sử dụng, tuy nhiên cảm thấy có gì đó chưa phù hợp, vì thế, màu hồng liên đoàn quyết định dung cho Ngành Khai Tâm ( chiên con - dự ấu), còn dự trưởng tạm giữ màu đỏ HT không viền.
Nếu có thì là Chuẩn Trưởng của Đoàn Kitô Vua - Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đeo khăn hồng viền vàng Thánh giá vàng (Đoàn lạ nhất trong Liên Đoàn)
có những cái mà đoàn Kitô vua thực hiện (tua vai - chuyên ngành v.v.v. ) lại đúng đó chứ bạn, chỉ có chuẩn trưởng là khác thôi
2. cho em hỏi tại sao trong đây lại không có chiên con vậy ạh??
Trả lờiXóaTrả lời: chiên con - khai tâm - chiên non - đồng ấu ( lứa tuổi từ 5 - 6 tuổi) làn một ngành đang thử nghiệm chứa được gọi là ngành chính thức. màu của chiên con là màu hồng phấn đó bạn
3. 1/ tại sao khăn quàng TNTT khi thắt thì ko để dưới cổ áo, mà để ở ngòai?
Trả lờiXóa2/ tại sao áo cần có cầu vai? cần có nắp túi?
có phải để cho khác biệt với trường học ở ngoài xã hội thôi chăng? hay có ý nghĩa sâu xa thầm kín khác mà em chưa từng đc biết
3/ 1 em TN do đi học về trễ, nên mặc cả áo trắng đồng phục của trường học vào nhà thờ, rồi thắt thêm khăn quàng TNTT vào có đc hay ko? hay là lỡ ko có áo TNTT rồi thì khỏi thắt khăn quàng TNTT lun?
Trả lời:
1.- Người TNTT tự hào khi mang khăn mang dấu ấn Thánh Thể nên không ngại ngùng dấu diếm do đó khăn được mang trọn vẹn trên cổ áo của mình , khác với cách mang của thiếu nhi tiền phong ngoài xã hội.
2.- tryền thống của PT/TNTT phát xuất từ đạo binh Thánh Giá - Đạo binh của Đức Giáo Hoàng, do đó duy trì nếp áo theo tính cách "hàng quân" gồm cầu vai và áo có 2 túi, túi nắp tạo cho người mang nó có nét cứng rắn mạnh mẻ
3.- để mang khăn quàng của PT đòi hỏi phải nghiêm túc đồng phục, trường hợp em TN đó ý thức ( do Huynh trưởng hướng dẫn) sẽ mang theo đồng phục , để khi đến với đoàn sẽ thay ra thì tốt hơn, đã có rất nhiều TN thực hiện điều này. điều đó giúp cho người thiếu nhi ( kể cả huynh trưởng các cấp)ý thức được trách nhiệm tác phong khi đến với đoàn. Trên nguyên tắc : nếu không mặc đúng đồng phục ==> không được mang khăn , điều này thường được ghi rõ trong NỘI QUI ĐOÀN.
4. Em thấy ở Giáo xứ em có lớp Nghĩa sĩ và Nghĩa sĩ mang khăn quàng vàng viền đỏ (Đội trưởng nghĩa). Em không biết Nghĩa sĩ xuất phát từ giai đoạn nào và tại sao lại sử dụng khăn quàng của đội trưởng nghĩa. Thân chào 4 ngón.
Trả lờiXóaTrả lời: Trời ơi....... đã là HT cấp 2 mà còn hỏi câu hỏi này, theo bạn ngành Nghĩa từ giai đoạn nào ? còn việc các bạn ngành Nghĩa mang khăn viền đỏ ( dành cho đội trưởng) có lẽ đoàn của bạn xét thấy các em quá giỏi hơn bình thường chăng ? việc đó do đề xướng của BQT đoàn và quyết định của cha Tuyên uý
4. trưởng Mõ à!
Trả lờiXóathời gian gần đây em có sinh hoạt TNTT XĐ phero-phaolo THái Hà -Hà Nội em thấy có một vấn đề hơi khác lạ. mong trưởng giải thích cho em hiểu rõ hơn ạ:
- cách quàng khăn thì cả nữ cũng như nam (theo kiểu cavat), cho khăn ở dưới cổ áo, kể cả Huynh trưởng lẫn đoàn sinh ( còn không bỏ áo vào trong quần, mặc quần jine thì khỏi phải nói)
- khăn dự trưởng dùng màu hồng
- khẩu hiệu của dự trưởng là DẤN THÂN
- nghi thức chào cờ:
+ trưởng trực hô chào cờ và bắt hát luôn, tay vẫn chào cho đến khi nào hát xong
+ cách cầm cờ thì không giống theo quy định của nghiêm tập
......
- xứ đoàn chia theo tổ ( họ còn gọi là chi đoàn), mỗi tổ khoảng vài chục em, không chia theo đơn vị căn bản là đội
Trả lời
bạn Joseph_hieu thân mến
ừhm....... thật là khó trả lời cho bạn quá, Mõ thật sự là khó xử : trả lời đúng thì mất lòng với các đấng, còn trả lời sai thì khó chịu với bản thân
1./ bạn xem kỹ lại nội qui và hướng dẫn trong tài liệu thực hiện ( bài khoá ) thì gần như 99% là phải thực hiện, nơi nào làm không đúng như vậy ==> sai
2./ trong bài đồng phục : có ghi rõ quần tây xanh ( thời bấy giờ quần Jean là cao cấp và ít phổ biến rộng rải) một vài nơi cho rằng : anh không cấm thì tôi có quyền mặc chứ sao?????. do đó vài nơi "làm ngơ" và cho rằng mặc quần Jean sẽ bền và dễ sinh hoạt???? cũng có thể chỉ quan tâm tới số lượng mà thôi......
3./ về khăn quàng cũng có ghi rõ : Nam thắt kiểu cravat - nữ thắt kiểu cánh bướm và luôn luôn thắt khăn ngoài cổ áo chứ không bỏ vào trong cổ áo như thiếu nhi bác Hồ ..... :(( . sợ sợ dấu dấu thì đừng mang....
về mẫu khăn màu hồng của dự trưởng thì Mõ đã nói ở trên. và còn nhiều điều nhạy cảm mà không thể nói ở đây, cũng như nghi thức trước 1975 cũng vậy, nếu đưa 10 quyển nghi thức cho 10 HLV thì cũng sẽ có 10 cách thực hiện khác nhau nếu không có một buổi diễn giải chung.....
cái kẻ hở của TNTT là vâng phục _ chính vì thế các bề trên luôn là lãnh đạo và luôn là người quyết định cuối cùng - tất cả phải theo "thánh ý" đấy mà
hy vọng Mõ giải thích sơ sơ như vậy bạn sẽ hiểu hơn ha.
Thân mến
6. vậy nếu đi cắm trại . lúc ko mặc đồng phục thì ko được đeo khăn quàng àh Trưởng! tại cắm trại ít nhất cũng 2 ngày 1 đêm. đâu thể mặc luôn bộ dồng phục được. theo Trưởng thì phai làm sao?
Trả lờiXóaTrả lời: các bạn thân mến
Trả lờiXóatrong nội qui 1974, đồng phục thiếu nhi Thánh Thể có quy định rõ ràng bao gồm áo, quần giầy và khăn. khi phân bài để dạy và hướng dẫn, có những tiểu tiết được trình bày do các huấn luyện viên trong các bài khoá tại sa mạc. nếu chỉ dựa trên nội qui thì khó mà hiểu hết được. hơn nữa trải qua bao nhiêu thăng trầm, TNTT đã bước qua một giai đoạn mới mà hiện nay tại Việt Nam chưa phát triển và thống nhất được các liên đoàn để tái thành lập tổng liên đoàn, chính vì thế liên đoàn An-rê Phú Yên tại giáo phận Sài gòn đã cố gắng (dựa vào nội qui) để đồng loạt đi vào quy củ và đang được sự ủng hộ của các liên đoàn bạn về vấn đề này.
Trước năm 1975 , TNTT VN chỉ có 3 ngành chính là Ấu - Thiếu - Nghĩa ( không có khai tâm hoặc Chiên con - cũng không có Hiệp sĩ) chia theo lứa tuổi , và các đoàn sinh mỗi ngành phải đi qua các giai đoàn sau :
ví dụ : một em 10 tuổi muốn tham gia đoàn phải qua các trình tự :
đơn xin gia nhập đoàn, nếu được chấp thuận ( có điều kiện : gia cảnh , đạo đức gia đình , hoàn cảnh cá nhân : rửa tội ? rước lễ chưa?.v.v.v.)
Trả lờiXóathời gian thử thách : được mặc bộ đồng phục (áo quần giầy) nhưng áo đồng phục chưa được gắn băng hiệu - huy hiệu trong thời gian từ 1 đến 3 tháng, trong thời gian này nếu em TN đó tuân thủ giờ giấc học tập, cũng như quy định của đoàn ( tuỳ hoàn cảnh đoàn) sẽ được phát băng hiệu "Tổng liện đoàn"
Nhận ngành : nếu em TN đó xét thấy đủ điều kiện ( do HT phụ trách kiến nghị lên) đoàn sẽ cho Tuyên hứa ( nhận huy hiệu) và phát khăn ngành ( đội viên )
Khả năng : nếu em TN đó có khả năng hoặc kỹ năng riêng nổi bật, HT phụ trách sẽ chọn và kiến nghị lê trên cho em TN đó được đào luyện làm đội trưởng hoặc học các kỹ năng, nếu em TN đó đạt thành tích trong khoá đào tạo đội trưởng, sẽ mang khăn ngành có viền.
về dự trưởng thì trong quy chế huấn luyện trước năm 1975 mặc dù không ghi rõ nhưng thường áp dụng khăn đỏ không viền ( giống như khăn đội viên) và nếu tốt nghiệp sẽ thành HT mang khăn có viền (mang tính logic), nên hiện nay tại liên đoàn An-rê Phú yên đang áp dụng, và thống nhất tại liên đoàn mình và các liên đoàn bạn. tuy vậy tại hải ngoại có sửa đổi và áp dụng khăn màu hồng cho dự trưởng ( một vài đoàn tại VN đang áp dụng)
đối với các ngành :
Tại Việt nam :sau khi tái thành lập (2003) xét thấy điều chuyển đổi từ lớp giáo lý sang TNTT có thêm lớp khai tâm, và cũng muốn cho các em dần làm quen với PT ( các em rất thích) đã cập nhật thêm ngành Chiên con ( có nơi sử dụng "Chiên non) và chọn màu hồng cho các em ngành này ( các bạn có thể xem ý nghĩa màu khăn) và cũng là đang trong giai đoạn "thử nghiệm" kết quả cũng khá cao. cũng như sau này tại hải ngoại, phát triển khá mạnh về Hiệp sĩ và tại Việt Nam ngành hiệp sĩ cũng đang nhen nhúm thành lập tại vài giáo xứ và cũng nằm trong giai đoạn thử nghiệm. vì như các bạn cũng biết tuỳ điều kiện hoàn cảnh mỗi nơi mà áp dụng, không thể đem hết 100% nơi này áp dụng nơi kia được.
Chính vì thế tuỳ theo sự nhận thức của các vị lãnh đạo bản xứ mà TNTT tại xứ có thể "sẽ" bị biến tấu mà không ai có thể cản được. điển hình như có một vài xứ đoàn, các HT tự cho phép mình được mang giầy " Tây " trong khi các em thì em mang giầy, em mang sandal, thậm chí có em mang dép cũng không quan tâm. có nơi cho các em mặc quần Jean, hoạc khăn quànng bỏ vào trong cổ áo v.v.v.v. Mõ nhìn thấy bê bối chẳng chịu được. đừng nói đâu xa, ngay cả một vài HLV tại VN cũng còn e ngại khi mang giầy Ba-ta trắng.
điều quan trọng là không nên lẫn lộn giữa "Tây" và "Ta". nếu muốn thống nhất chung thì các giáo xứ, và các liên đoàn trong nước cần phải ngồi lại để đi đến cái chung mới được, sở dĩ Mõ nói như vậy, vì như các bạn biết, trước khi chúng ta tái thành lập tại VN, cũng có nhiều đoàn "tự" thành lập và vì không có tài liệu nên đã "sử dụng" tài liệu tại Hoa-Kỳ hoặc tự tìm tòi giữa các kinh nghiệm của một vài cựu HT. điều đó không phải là không đúng, Nhưng hiện nay VN đã và đang đi vào thống nhất chung thì theo Mõ nên cùng nhau áp dụng chung để thống nhất sẽ hay hơn.
Về khăn quàng trong các sa mạc huấn luyện, quy chế Huấn luyện có ghi rõ : trong sa mạc huấn luyện, các sa mạc sinh được quyền mặc thường phục ( đứng đắn) và mang khăn, có thể là khăn sa mạc hay khăn ngành, điều đó cũng giúp cho các em ý thức rằng dù ở trong hoàn cảnh nào, các em cũng phải luôn ý thức mình luôn xứng đáng trong vai trò người TNTT chứ không phải chỉ là TNTT khi mặc đồng phục mà thôi.
Nói tóm lại :mặc dù "áo dòng không làm nên thầy tu" nhưng chính khi chúng ta ý thức được khi mặc đồng phục TNTT cũng là rèn cho chúng ta về 2 phương diện : tự nhiên = tác phong hành động ; Siêu nhiên - ý thức nhân bản, chúng ta mới có thể tự hào mình là người TNTT vậy
Xin hỏi áo TNTT bắt buộc phải có 2 túi và cầu vai ?
Trả lờiXóa