PHƯƠNG PHÁP SOẠN VÀ
TRÌNH BÀY BÀI KHÓA (GL)
Là một GLV-HT, ai trong chúng ta cũng biết rằng: trình bày một bài Khoá phải trở thành ‘nghề nghiệp chuyên môn’ của mình. Và để trình bày một bài Khoá chí ít là thật mạch lạc, thì một trong những yếu tố chính là phải soạn bài kỹ lưỡng. Vì thế soạn và trình bày (bài) trở thành như 2 trong 1…
I. SOẠN BÀI KHÓA. (Chỉ nói về soạn bài Khoá, không phải CTTT).
Soạn bài là việc rất quan trọng không thể thiếu được.
Soạn bài gồm ba phần chính: cầu nguyện, chọn lựa - sắp xếp các nội dung và trợ huấn.
1- Phần thứ nhất: CẦU NGUYỆN.
- Đây chính là nét khác biệt chính yếu giữa bài Khoá (GL) và bài dạy ở trường học: Chúa thánh hoá công việc của ta và cùng làm với ta.
- Cầu nguyện để xin ơn Chúa hướng dẫn, soi sáng cho chúng ta tìm ra đúng ý Chúa để chuyển tải cho Đoàn sinh của mình.
- Kinh sáng soi sẽ giúp hướng ý chúng ta thật tuyệt vời để cầu nguyện trong lúc này.
2- Phần thứ hai: CHỌN LỰA – SẮP XẾP nội dung.
a) Chọn lựa nội dung:
- Mỗi bài khoá có nhiều nội dung, ta chỉ chọn lấy vài nội dung chính yếu nhất nằm trong chương trình chung và cũng cần lưu ý thời lượng hạn định của bài khoá.
- Những nội dung này có ở thủ bản, cộng với những kiến thức ta đã có, những kinh nghiệm ta đã sống, đã trải qua và cả những tài liệu ta sưu tầm được có liên quan trực tiếp tới bài khoá.
- Những nội dung này phải là những câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi sau đây liên quan đến chủ đề bài khoá: Là ai? (Là gì?) Để làm gì? Khi nào? Như thế nào? Bằng cách nào? Tại sao? Ở đâu? (7W)
- Lưu ý tránh dùng những từ ngữ quá trừu tượng, cần giải thích những từ khó. Quan trọng nhất là phải biết rõ môi trường sống, hoàn cảnh sống của Đoàn sinh để chuyển tải cho các em nội dung nào cụ thể mà các em có thể tự giác áp dụng được ngay.
b) Sắp xếp nội dung:
- Tùy thuộc vào phương pháp giảng khoá mà chúng ta sắp xếp các nội dung trước saucho mạch lạc và bổ sung cho nhau. (Trong Giáo Lý, đa số ta thường sử dụng phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp hơn là phương pháp chứng minh hoặc loại suy dành cho Thần học).
- Thông thường, bài soạn thường có 3 phần chính như sau:
* Giới thiệu: Tên đề tài, những nội dung cần bàn tới trong bài khoá.
* Trình bày: quảng diễn những nội dung chính của đề tài theo tiến trình Quintilen: Ai (cái gì) – Để làm gì – Khi nào – Như thế nào – Bằng cách nào – Tại sao – Ở đâu. (Còn gọi là 6W+1H: Who/What, What for, When, How, What kind/way, Why, Where. )
* Đúc kết: Tóm kết ý chính của bài; gợi ý, đưa ra những quyết tâm…
- Xen giữa các phần là những câu chuyện minh hoạ hoặc các hình thức sinh hoạt vui: trò chơi nhẹ, tranh ảnh, bài hát, đồ vật…
3- Phần thứ ba: TRỢ HUẤN.
Trợ huấn nói chung có 2 loại: Trợ huấn cụ và trợ huấn viên (còn gọi là người trợ huấn hay trợ giảng.
- Trợ huấn cụ là những vật đã được ta chuẩn bị trước với mục đích làm cho bài Khoá sinh động hơn, sáng tỏ hơn, gây chú ý hơn và đạt hiệu năng cao hơn. Trợ huấn cụ nói lên tính sáng tạo của giảng viên đồng thời cũng nói lên mức độ chu đáo của bài soạn. Trợ huấn cụ có thể là những hình ảnh, những bài hát, những vật dụng trò chơi, những băng đĩa nhạc hoặc phim ảnh, phần thưởng (điểm) nóng…
- Trợ huấn viên là người hỗ trợ mình trong giờ Khoá (hay giờ GL) về các mặt như: giữ trật tự Đoàn sinh, ám hiệu cho mình về điều quan trọng nào đó, chuẩn bị trợ huấn cụ, giúp sinh hoạt, cho mình những nhận định hoặc ý kiến về bài Khoá… Có được những trợ huấn viên hợp ý cũng làm cho bài Khoá thêm sinh động và đạt hiệu năng.
II. TRÌNH BÀY BÀI KHÓA.
1- Trình bày bài Khoá tức là quảng diễn một cách sinh động và cụ thể phần bài soạn của mình. Trước hết chúng ta sẽ giới thiệu đề tài, và những nội dung chính trong bài Khoá. Sau đó, trình bày từng nội dung một theo ‘tiến trình Quintilen’. Hẳn nhiên, xen giữa các nội dung là những chuyện kể vui, những chuyện minh hoạ, những ý tứ dí dỏm và cũng có thể là những trò chơi nhẹ nhàng… Và cuối cùng là phần đúc kết và gợi ý nhằm đưa ra những quyết tâm thực hành và áp dụng vào cuộc sống mỗi Đoàn sinh.
Trình bày một cách thao thao bất tuyệt, trời mưa không biết, Đoàn sinh ngủ gật cũng không biết thì không phải là hay đâu! Nhưng khi giảng bài, chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tự chủ quan sát và kiểm soát toàn bộ mọi tình huống cũng như chính bản thân mình.
Có 2 hình thức trình bày bài Khoá: độc thoại và đối thoại. Khi thời lượng ít hoặc bài ngắn thì sử dụng hình thức độc thoại; khi bài dài hơn hoặc thời lượng nhiều thì hình thức đối thoại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, với hình thức đối thoại cần lưu ý hai điều: hay bị cháy giáo án và thường dễ lạc đề vì những câu hỏi của Đoàn sinh. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức đối thoại thì phải chuẩn bị trước ‘hệ thống câu hỏi’ tức là các câu hỏi theo thứ tự mà khi trả lời đúng sẽ cho ra toàn bộ nội dung chính yếu của bài Khoá.
Trình bày bài Khoá phải làm sao để đạt được đồng thời 2 mục đích: vừa chuyển tải được nội dung bài Khoá vừa khêu gợi tâm tình tôn giáo của học viên phù hợp với bài Khoá, để rồi đúc kết lại bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau hết cũng nên có một vài câu hỏi về nhà hoặc những công việc thực hành cụ thể (trong tuần) để Đoàn sinh có thể áp dụng và sống điều đã học.
2- Trước và sau khi trình bày bài Khoá cũng đừng quên cầu nguyện. Cầu nguyện để xin Chúa giúp ta trình bày đúng những điều Chúa muốn và xin Chúa giúp các Đoàn sinh hiểu đúng và thực hành được theo ý Chúa. Có thể cầu nguyện lúc đang bước vào lớp cũng như khi vừa bước ra khỏi lớp.
3- Đừng quên lượng giá buổi dạy Khoá!
Để công việc giáo dục mang lại những kết quả tốt, chúng ta cần lượng giá các buổi dạy Khoá cũng như cả chương trình thăng tiến chung. Để tránh chủ quan, nên cùng với những trợ huấn viên ngồi lại đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm để chia sẻ cho nhau trong tâm tình yêu thương. Ngoài ra chúng ta cũng nên thường xuyên có những bài tập, bài kiểm tra để khích lệ tinh thần thi đua nơi các Đoàn sinh, qua đó chúng ta có thể lượng giá được những tiếp thu của Đoàn sinh cũng như phương pháp hướng dẫn của mình; bởi vì tuổi của các em cho dù có tự giác tới đâu vẫn cần phải có người thúc đẩy.
* Lời kết: Làm công tác giáo dục, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng:
- ‘Tôi trồng, Apolo tưới, chính Chúa mới làm cho lớn lên’ (ICor 3.6).
- ‘Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, chỉ làm những điều phải làm’ (Lc 17.10).
TRÌNH BÀY BÀI KHÓA (GL)
Là một GLV-HT, ai trong chúng ta cũng biết rằng: trình bày một bài Khoá phải trở thành ‘nghề nghiệp chuyên môn’ của mình. Và để trình bày một bài Khoá chí ít là thật mạch lạc, thì một trong những yếu tố chính là phải soạn bài kỹ lưỡng. Vì thế soạn và trình bày (bài) trở thành như 2 trong 1…
I. SOẠN BÀI KHÓA. (Chỉ nói về soạn bài Khoá, không phải CTTT).
Soạn bài là việc rất quan trọng không thể thiếu được.
Soạn bài gồm ba phần chính: cầu nguyện, chọn lựa - sắp xếp các nội dung và trợ huấn.
1- Phần thứ nhất: CẦU NGUYỆN.
- Đây chính là nét khác biệt chính yếu giữa bài Khoá (GL) và bài dạy ở trường học: Chúa thánh hoá công việc của ta và cùng làm với ta.
- Cầu nguyện để xin ơn Chúa hướng dẫn, soi sáng cho chúng ta tìm ra đúng ý Chúa để chuyển tải cho Đoàn sinh của mình.
- Kinh sáng soi sẽ giúp hướng ý chúng ta thật tuyệt vời để cầu nguyện trong lúc này.
2- Phần thứ hai: CHỌN LỰA – SẮP XẾP nội dung.
a) Chọn lựa nội dung:
- Mỗi bài khoá có nhiều nội dung, ta chỉ chọn lấy vài nội dung chính yếu nhất nằm trong chương trình chung và cũng cần lưu ý thời lượng hạn định của bài khoá.
- Những nội dung này có ở thủ bản, cộng với những kiến thức ta đã có, những kinh nghiệm ta đã sống, đã trải qua và cả những tài liệu ta sưu tầm được có liên quan trực tiếp tới bài khoá.
- Những nội dung này phải là những câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi sau đây liên quan đến chủ đề bài khoá: Là ai? (Là gì?) Để làm gì? Khi nào? Như thế nào? Bằng cách nào? Tại sao? Ở đâu? (7W)
- Lưu ý tránh dùng những từ ngữ quá trừu tượng, cần giải thích những từ khó. Quan trọng nhất là phải biết rõ môi trường sống, hoàn cảnh sống của Đoàn sinh để chuyển tải cho các em nội dung nào cụ thể mà các em có thể tự giác áp dụng được ngay.
b) Sắp xếp nội dung:
- Tùy thuộc vào phương pháp giảng khoá mà chúng ta sắp xếp các nội dung trước saucho mạch lạc và bổ sung cho nhau. (Trong Giáo Lý, đa số ta thường sử dụng phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp hơn là phương pháp chứng minh hoặc loại suy dành cho Thần học).
- Thông thường, bài soạn thường có 3 phần chính như sau:
* Giới thiệu: Tên đề tài, những nội dung cần bàn tới trong bài khoá.
* Trình bày: quảng diễn những nội dung chính của đề tài theo tiến trình Quintilen: Ai (cái gì) – Để làm gì – Khi nào – Như thế nào – Bằng cách nào – Tại sao – Ở đâu. (Còn gọi là 6W+1H: Who/What, What for, When, How, What kind/way, Why, Where. )
* Đúc kết: Tóm kết ý chính của bài; gợi ý, đưa ra những quyết tâm…
- Xen giữa các phần là những câu chuyện minh hoạ hoặc các hình thức sinh hoạt vui: trò chơi nhẹ, tranh ảnh, bài hát, đồ vật…
3- Phần thứ ba: TRỢ HUẤN.
Trợ huấn nói chung có 2 loại: Trợ huấn cụ và trợ huấn viên (còn gọi là người trợ huấn hay trợ giảng.
- Trợ huấn cụ là những vật đã được ta chuẩn bị trước với mục đích làm cho bài Khoá sinh động hơn, sáng tỏ hơn, gây chú ý hơn và đạt hiệu năng cao hơn. Trợ huấn cụ nói lên tính sáng tạo của giảng viên đồng thời cũng nói lên mức độ chu đáo của bài soạn. Trợ huấn cụ có thể là những hình ảnh, những bài hát, những vật dụng trò chơi, những băng đĩa nhạc hoặc phim ảnh, phần thưởng (điểm) nóng…
- Trợ huấn viên là người hỗ trợ mình trong giờ Khoá (hay giờ GL) về các mặt như: giữ trật tự Đoàn sinh, ám hiệu cho mình về điều quan trọng nào đó, chuẩn bị trợ huấn cụ, giúp sinh hoạt, cho mình những nhận định hoặc ý kiến về bài Khoá… Có được những trợ huấn viên hợp ý cũng làm cho bài Khoá thêm sinh động và đạt hiệu năng.
II. TRÌNH BÀY BÀI KHÓA.
1- Trình bày bài Khoá tức là quảng diễn một cách sinh động và cụ thể phần bài soạn của mình. Trước hết chúng ta sẽ giới thiệu đề tài, và những nội dung chính trong bài Khoá. Sau đó, trình bày từng nội dung một theo ‘tiến trình Quintilen’. Hẳn nhiên, xen giữa các nội dung là những chuyện kể vui, những chuyện minh hoạ, những ý tứ dí dỏm và cũng có thể là những trò chơi nhẹ nhàng… Và cuối cùng là phần đúc kết và gợi ý nhằm đưa ra những quyết tâm thực hành và áp dụng vào cuộc sống mỗi Đoàn sinh.
Trình bày một cách thao thao bất tuyệt, trời mưa không biết, Đoàn sinh ngủ gật cũng không biết thì không phải là hay đâu! Nhưng khi giảng bài, chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tự chủ quan sát và kiểm soát toàn bộ mọi tình huống cũng như chính bản thân mình.
Có 2 hình thức trình bày bài Khoá: độc thoại và đối thoại. Khi thời lượng ít hoặc bài ngắn thì sử dụng hình thức độc thoại; khi bài dài hơn hoặc thời lượng nhiều thì hình thức đối thoại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, với hình thức đối thoại cần lưu ý hai điều: hay bị cháy giáo án và thường dễ lạc đề vì những câu hỏi của Đoàn sinh. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức đối thoại thì phải chuẩn bị trước ‘hệ thống câu hỏi’ tức là các câu hỏi theo thứ tự mà khi trả lời đúng sẽ cho ra toàn bộ nội dung chính yếu của bài Khoá.
Trình bày bài Khoá phải làm sao để đạt được đồng thời 2 mục đích: vừa chuyển tải được nội dung bài Khoá vừa khêu gợi tâm tình tôn giáo của học viên phù hợp với bài Khoá, để rồi đúc kết lại bằng những từ ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Sau hết cũng nên có một vài câu hỏi về nhà hoặc những công việc thực hành cụ thể (trong tuần) để Đoàn sinh có thể áp dụng và sống điều đã học.
2- Trước và sau khi trình bày bài Khoá cũng đừng quên cầu nguyện. Cầu nguyện để xin Chúa giúp ta trình bày đúng những điều Chúa muốn và xin Chúa giúp các Đoàn sinh hiểu đúng và thực hành được theo ý Chúa. Có thể cầu nguyện lúc đang bước vào lớp cũng như khi vừa bước ra khỏi lớp.
3- Đừng quên lượng giá buổi dạy Khoá!
Để công việc giáo dục mang lại những kết quả tốt, chúng ta cần lượng giá các buổi dạy Khoá cũng như cả chương trình thăng tiến chung. Để tránh chủ quan, nên cùng với những trợ huấn viên ngồi lại đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm để chia sẻ cho nhau trong tâm tình yêu thương. Ngoài ra chúng ta cũng nên thường xuyên có những bài tập, bài kiểm tra để khích lệ tinh thần thi đua nơi các Đoàn sinh, qua đó chúng ta có thể lượng giá được những tiếp thu của Đoàn sinh cũng như phương pháp hướng dẫn của mình; bởi vì tuổi của các em cho dù có tự giác tới đâu vẫn cần phải có người thúc đẩy.
* Lời kết: Làm công tác giáo dục, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng:
- ‘Tôi trồng, Apolo tưới, chính Chúa mới làm cho lớn lên’ (ICor 3.6).
- ‘Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, chỉ làm những điều phải làm’ (Lc 17.10).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét