CÁCH TỔ CHỨC MỘT SA MẠC
Các trưởng thân mến
Hàng năm, vào dịp Hè cũng là lúc các sinh hoạt của Phong trào bắt đầu nở rộ. Tại các Xứ Đoàn, bắt đầu thi kết thúc năm học giáo lý đồng thời bắt đầu tổ chức các trại huấn luyện cho các em thiếu nhi trong xứ vừa giúp cho các em có thời gian thư giản và cũng là lúc hướng dẫn và kiểm tra thực hành những gì mà các em đã học tại đoàn. Song song đó cũng có những trại huấn luyện, bồi dưỡng cho các huynh trưởng, cao hơn tại các Hiệp Đoàn, Liên đoàn nhằm trang bị kiến thức cho các trưởng về làm việc. Các trại huấn luyện dành cho Huynh trưởng được gọi là Sa mạc – vào sa mạc.
Vậy để tổ chức một sa mạc huấn luyện thành công cần những yếu tố nào ?
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng
2. Địa điểm lý tưởng
3. Sa mạc sinh ghi danh và tham dự đầy đủ
4. Huấn luyện viên giỏi
5. Tổ chức và điều hành trong sa mạc quy củ và chu đáo về mọi mặt
6. Tinh thần học tập và tham gia các sinh hoạt của sa mạc sinh hăng say và vui tươi trong suốt sa mạc.
7. Các sinh hoạt trong sa mạc thật hấp dẫn, phong phú.
8. Chương trình sa mạc diễn tiến đúng giờ từ đầu đến cuối như dự định
9. Các tài liệu học tập được chuẩn bị đầy đủ
I. Chuẩn bị kỹ lưỡng
Các việc cần làm trong giai đoạn chuẩn bị :
Dựa theo nhu cầu và theo Quy Chế Huấn luyện.
Cùng với Ban thường vụ, Ban chấp hành dự thảo và phát họa kế hoạch tổ chức.
Liên lạc với Ban Chấp Hành, Ban Nghiên huấn liên hệ cho các thủ tục cần thiết.
Tìm kiếm – thuê mướn địa điểm thích hợp.
Thành lập Ban điều hành và Ban huấn luyện.
Soạn thảo chương trình sa mạc sao cho vừa phải, tránh dồn ép thì giờ, các khoá và các sinh hoạt trong sa mạc nên có sự liên hệ hợp với ý lực, nhu cầu.
Phân công rõ rệt các trách nhiệm trong BĐH / BHL
Soạn các đề tài cho phần tiền sa mạc và các điều kiện theo Quy chế Huấn luyện.
Thực hiện sổ khoá – bảng tên – sổ trực – sổ sinh hoạt – tua thi đua – chứng chỉ tạm thời – bảng hướng dẫn chung quanh sa mạc.
Mời Huấn luyện viên chuyên môn cho các khoá. Nên dựa theo khả năng chuyên môn của Huấn luyện viên để mời.
Quan sát kỹ lưỡng đất trại để vẽ sơ đồ sa mạc, hướng dẫn đường đi, sắp xếp vị trí các lều.
Gởi các thông báo đến các Huấn luyện viên – sa mạc sinh.
Chuẩn bị các trợ huấn cụ: Bảng viết, phấn, bút, overhead projector, screen, văn phòng phẩm…
Chuẩn bị Cờ Phong Trào, Cờ Tổ quốc, Cờ Đội, khăn quàng Sa mạc sinh
Phụng Vụ: Sách Lễ, sách hát, Thánh Giá, tượng Đức Mẹ, Mặt Nhật…
Dự tính các phần chi thu sao cho đừng bị thiếu hụt.
Ban Am Thực chuẩn bị menu, đồ ăn, thức uống đủ cho các ngày trong sa mạc.
Dự tính vấn đề chuyên chở dụng cụ trong sa mạc, và phân chia cho các Trưởng phụ giúp
Chuẩn bị vấn đề vệ sinh: Giấy vệ sinh, bao rác… Vấn đề y tế: Các loại thuốc thông dụng và cứu thương.
Chuẩn bị hành trang sa mạc cho các SMS
II. Huấn Luyện Viên Giỏi
Huấn Luyện Viên tài giỏi bao gồm những yếu tố nào ?
Huấn Luyện Viên soạn bài và chuẩn bị cho bài khoá thật kỹ càng.
HLV giảng khoá dễ hiểu, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa, ngắn gọn, đúng giờ.
HLV tạo cho bầu khí học tập vui tươi, sống động, làm các SMS mê mẩn…
HLV giải thích các thắc mắc của SMS thật rõ ràng và thoả đáng.
HLV tạo nhiều cơ hội cho các Sa mạc sinh đóng góp ý kiến và nêu câu hỏi trong khoá.
HLV đáp ứng được nhu cầu của các Sa mạc sinh .
HLV cung cấp cho Sa mạc sinh đầy đủ tài liệu cho bài khoá.
III. Tổ Chức và Điều Hành
Tổ chức và điều hành trong sa mạc như thế nào ?
a. Thiết kế Sa Mạc:
1. Lều Điều Hành: Ở vị trí dễ quan sát toàn diện sa mạc.
2. Lều Thánh Thể: Ở vị trí cao ráo, thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, riêng biệt…
3. Lều Am Thực: Tránh gần chỗ sinh hoạt, thuận tiện cho việc lấy nước, chỗ rửa và đổ rác.
4. Lều SMS: Nếu mùa mưa và sương rơi, tránh dựng lều ngay dưới gốc cây lớn.
5. Sân Cờ: Cần chỗ rộng rãi, bằng phẳng, an toàn.
6. Nhà Tắm/Vệ Sinh: Không nên quá xa mà cũng không quá gần các lều.
b. Điều Hành & Sinh Hoạt:
1) Ban Trực và Sinh Hoạt:
Tạo bầu khí sống động và phấn khởi ngay từ lúc nhập sa mạc:
Thi đua có thưởng hàng đội lúc khảo sát nhập sa mạc: Bài Tiền Sa Mạc, nhanh nhẹn (tập họp, dựng lều v.v…)
2) Trưởng Trực:
Triệt để áp dụng phương pháp hàng đội.
Mọi mệnh lệnh nên truyền cho các Đội Trưởng
Thưởng phạt cần áp dụng như một trò chơi, một câu chuyện nhằm ý hướng tốt (cần có phương pháp)
3) Ban Điều Hành / Huấn Luyện Viên:
Luôn đồng phục chỉnh tề, tóc tai gọn ghẽ. Nụ cười trên môi dù mệt vẫn là sự thu hút của Sa mạc sinh .
Tránh đứng ngoài nói chuyện khi đang có khoá. Né ra xa là tốt nhất nếu … “lười” tham gia vơí Sa mạc sinh .
4) Ban Am Thực:
Luôn cung cấp đầy đủ nước uống, trái cây (lý tưởng) cho Sa mạc sinh tại những chỗ thuận tiện gần nơi học khoá.
5) Các HT Phụ Giúp BĐH:
Luôn đồng phục chỉnh tề
Hăng hái phụ giúp mọi thứ, chịu khó nhặt rác chung quanh SM
c. Ban Huấn Luyện:
Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ bài khoá, tài liệu học tập, sinh hoạt cho Sa mạc sinh .
Cộng tác chặt chẽ với Trưởng Trực trong việc theo dõi sự tham gia, học hỏi, thái độ và tinh thần hợp tác, đóng góp của mỗi Sa mạc sinh .
Nên cùng tham dự các khoá, các sinh hoạt với các Sa mạc sinh sau các giờ khoá của mình.
Luôn đồng phục chỉnh tề.
Sẵn sàng giúp đỡ các Sa mạc sinh khi cần.
Hăng hái phụ giúp mọi thứ, chịu khó nhặt rác chung quanh SM.
IV. Tinh Thần Học Tập và Sinh Hoạt của SMS
Làm thế nào để tạo được bầu khí sống động và tinh thần hăng say ?
1. Tổng Trực & Trưởng Trực :
1. Ap dụng phương pháp hàng đội. Các mệnh lệnh đều truyền đạt xuống cho Đội Truởng, hoặc bằng morse để tạo tinh thần thi đua.
2. Ghi nhận và chấm điểm qua hình thức các tấm vé nhỏ, sticker… Tưởng thưởng ngay mỗi khi có đội:
Tập họp nhanh nhẹn, đúng nghi thức,
Hăng hái đóng góp, trả lời đúng, làm đúng
3. Sau mỗi nửa buổi, tập họp chung lại khen thưởng, phát tua, cờ danh dự
4. Luôn có sẵn các bài hát, băng reo, trò chơi ngắn, nội dung vui nhộn, ý nghĩa.
5. Giữ chương trình liên tục, không bị gián đoạn.
2. Các Sinh Hoạt trong Sa Mạc
Chuẩn bị ra sao để các sinh hoạt trong sa mạc được hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn Sa mạc sinh đồng thời giúp Sa mạc sinh lấy lại tinh thần học tập
3. Các Ý Lực Trong Sa Mạc
1- Ngày Cầu Nguyện
2- Ngày Thánh Thể
3- Ngày Hy Sinh
4- Ngày Tông Đồ
5- Ngày Đi Gieo
1- Ngày Cầu Nguyện: Nghi Thức Hoà Giải
CD Player và các bài hát thánh ca mang ý nghĩa thống hối, cầu nguyện.
Sau phần hướng dẫn xét mình, trong vòng tròn, mọi người nắm chặt tay nhau, thinh lặng cầu nguyện, sau đó theo sự hướng dẫn, quay qua nhau và trao nhau nụ cười. Lần lượt xưng tội. Trong lúc xưng tội, để nhạc vơí âm thanh vừa đủ nghe. Ca đoàn có thể hát nhỏ vừa nghe, tâm tình.
Sau khi mọi người xưng tội xong, theo sự hướng dẫn, mọi người quay qua nhau bắt tay, choàng vai trong cử chỉ tha thứ. Thánh lễ bắt đầu.
Không nên kéo dài nghi thức này
2- Ngày Thánh Thể: Viếng Thánh Thể – Chầu Thánh Thể
Thánh Lễ nên tổ chức vào buổi sáng (45’)
Các Đội tuỳ theo sáng kiến, trang hoàng thêm cho Lều Thánh Thể.
Dĩ nhiên Câu chuyện dưới cờ mang ý nghĩa Ngày Thánh Thể, các băng reo, bài hát đều mang ý nghĩa đó.
Các Đội thực hiện Bích Báo với nội dung tâm sự với Chúa Thánh Thể, hoặc viết thư cho Chúa với những cam kết phục vụ và yêu thương, phải xong trước khi chuyển ý lực.
3- Ngày Hy Sinh: Phục Vụ – Yêu Thương bằng việc làm
Các Đội phục vụ lẫn nhau: vệ sinh, trang trí lều, bài khoá, giải khát…
Viết một lá thư cam kết thực hiện một việc bác ái trong vòng một tháng sau sa mạc, sau đó để tại Lều Thánh Thể khi cả Đội Viếng Thánh Thể.
Mọi bài hát, băng reo, trò chơi, phạt đều phải mang ý nghĩa hy sinh, phục vụ, bác ái.
Các Sinh Hoạt Truyền Thống
1- Chầu Thánh Thể, Viếng Thánh Thể
2- Lửa Thiêng Thánh Thể
3- Đêm Tâm Tình
4- Hành Trình Đức Tin, Hành trình sa mạc
5- Nghi thức sai đi.
´ Chầu Thánh Thể, Viếng Thánh Thể:
٭ Trưởng Trực khuyến khích, nhắc nhở thường xuyên
٭ Chuẩn bị sẵn các giấy bích báo, các giấy viết thư và thùng đựng thư.
٭ Để ý và trao các phần thưởng
´ Lửa Thiêng Thánh Thể
Theo đúng phương pháp soạn và điều khiển Lửa Thiêng Thánh Thể – Quan niệm rằng Lửa Thiêng Thánh Thể, là phương pháp giáo dục bao gồm Siêu Nhiên & Tự Nhiên. Nên theo các nguyên tắc sau:
- Dựa theo khung cảnh, đoạn Thánh Kinh, lịch sử, chủ đề được phân chia để từ đó rút tỉa ra bài học của tiết mục trình diễn.
- Dùng bất cứ hình thức nào: Ca Vũ Nhạc, Kịch…
- Sẽ rấr là “chán” nếu trình diễn y chang những gì trong đoạn Thánh Kinh đó, tệ hơn nữa là lại có một người ngồi ngoài đọc y chang đoạn Thánh Kinh rồi trình diễn.
- Dẫn ý trước khi trình diễn để mọi người sẽ hiểu qua tiết mục đó nói lên được điều gì ? Đưa ra bài học gì ?
- Hoá trang phù hợp với tiết mục trình diễn
- Không có những lời nói quá lố, sai lạc nội dung và ý nghĩa của tiết mục.
´ Đêm Tâm Tình
Sắp xếp và chuẩn bị khung cảnh, chỗ ngồi cho phù hợp và thoải mái
Chuẩn bị sẵn các bài hát phù hợp cho tâm tình trao gởi.
Cần người điều khiển khéo léo
Thời gian tối đa là 45’
´ Hành Trình Sa mạc (Trò Chơi Lớn)
Nguyên tắc soạn thảo:
Dựa trên nền tảng và chủ đề từ Thánh kinh
Nội dung cần đưa ra được ý nghĩa và bài học cho Sa mạc sinh
Thông thuộc sơ đồ, đường đi, các trạm
Soạn trước nội dung, diễn tiến và các phần khảo sát cho các trạm và gởi cho các Trưởng phụ trách.
Đường đi không nên quá nguy hiểm. Sự thử thách cần để ý đến sự an toàn, không gây thương tích, bệnh hoạn.
Thời gian tối đa 2 giờ ( tuỳ thuộc vào số lượng Sa mạc sinh )
::: Các Sinh Hoạt Chuyên Môn, Chuyển Khoá, Khen Thưởng
1- Bài hát, băng reo, trò chơi ngắn
2- Thăm viếng lều trại
3- Thi đua kỹ thuật chuyên môn
4- Thi đua sáng tác: Bích báo, bài hát Đội
5- Khen thưởng: Tua, Cờ Danh Dự, Quà Thưởng.
V. Chương Trình Sa Mạc
Làm thế nào để Chương Trình Sa Mạc được diễn tiến trôi chảy, đúng giờ như đã dự định ?
Khi Soạn Thảo Chương Trình :
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM
§ Dựa theo QCHL và chọn lựa tuỳ theo nhu cầu và thứ tự ưu tiên.
§ Mời HLV theo đúng khả năng chuyên môn của họ cho các bài khoá.
§ Tuỳ theo khoá, tuỳ theo HLV để sắp xếp giờ giấc cho phù hợp.
§ Sắp xếp các giờ giải lao xen kẽ, cho giờ tắm rửa vào buổi chiều.
§ Nên sắp xếp bài khoá nào có vẻ lôi cuốn, sinh động, hấp dẫn vào sau bữa ăn trưa hoặc xen kẽ là phần khen thưởng trước khi chuyển ý lực.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM:
· Đừng tham lam, ôm đồm nhiều. Nếu thời gian và hoàn cảnh cho phép, chuẩn bị các khoá nhiệm ý, lý thuyết trước để Sa mạc sinh học hỏi trước.
· Giờ nghỉ đêm đừng để quá trễ, giờ thức giấc không nên quá sớm, giờ vệ sinh cá nhân vào buổi sáng không nên quá ngắn.
· Đừng để một người ôm hai ba việc một lúc hoặc không nên khoán trắng cho một người.
· Không nên sắp xếp việc chuẩn bị ẩm thực từ nhà đem lên sa mạc.
VI. Tài Liệu Học Tập và Huấn Luyện
٭ Chuẩn bị như thế nào thì mới được gọi là đầy đủ ?
1) Sổ Khoá:
- Danh sách Ban Điều Hành, Huấn Luyện Viên
- Bản đồ sa mạc
- Điều luật sa mạc
- Các bài khoá theo thứ tự chương trình sa mạc
- Các bài Thánh Ca Phụng Vụ nếu không có sách hát riêng
- Các bài hát sinh hoạt chung
2) Sổ Sinh Hoạt (nếu thực hiện được):
٭ Nội dung và ý nghĩa các sinh hoạt truyền thống của sa mạc
٭ Chủ đề và khung cảnh Thánh Kinh cho sa mạc. Trích dẫn các đoạn Thánh Kinh
٭ Các bài hát sinh hoạt chung và các bài hát phù hợp với các sinh hoạt truyền thống.
٭ Các mẫu morse và một số nút dây thông dụng
٭ Các mẫu cổng đội và kỹ thuật lều trại
3) Sổ Trực:
Nghi thức chào cờ, rước cờ và một số các Nghi Thức Nghiêm Tập thường dùng
Tiêu chuẩn chấm điểm (1-10 ; A – F)
Bảng sổ chấm điểm gồm tên các Đội, các mục thi đua
Mẫu Morse, semaphore
Danh sách Đội và các Sa mạc sinh trong Đội
http://tnttvn.com/forum/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét