Lời mời gọi đó của linh mục chủ sự trước lúc Rước lễ và trao Mình Thánh cho giáo dân, nhắc nhớ cho mọi người tham dự niềm vui, hạnh phúc được Chúa mời đến dự tiệc. Khi nghe những lời đó, chúng ta liên tưởng đến dụ ngôn của Chúa Giêsu về Nước Trời như bữa tiệc mà Vua cha tổ chức cho Hoàng tử và mời gọi mọi người, trong đó có chúng ta đến dự tiệc (x. Mt 22, 1-14 ; Lc 14, 15-24).
Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Trào lưu tục hoá
Hỏi (chi tiết):
Thưa cha, đọc tin tức, con thấy nhiều Văn Kiện Toà Thánh và diễn văn của Đức Giáo Hoàng nói tới trào lưu tục hoá và những thách đố do trào lưu này gây ra cho đời sống đức tin của tín hữu và sứ mạng của Giáo Hội. Xin cha cho biết tục hoá nghĩa là gì?
N.V.G
CÁM DỖ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
CÁM DỖ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Có anh chàng kia lần nào đi xưng tội cũng nồng nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi tòa rất lấy làm khó chịu. Ngài khuyên anh ta cố gắng trước khi đi xưng tội thì đừng uống rượu, nhưng không làm sao anh ta thực hiện được. Anh lấy lý do là trên đoạn đường đến nhà thờ có một quán rượu, nên hễ đi ngang qua đó, anh không thể cưỡng lại được, phải vào làm một xị đã rồi mới đi.
Vị linh mục chỉ cách cho anh : mỗi lần sắp sửa tới quán rượu, thì nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi thật nhanh qua khỏi quán rượu đó.
Nghe xong, anh ta gật gù tỏ ý tâm đắc, rồi ra về. Thế nhưng, tháng sau anh tới xưng tội, lại nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi toà trước đây nhất quyết không giải tội cho anh. Ngài vặn hỏi :
- Sao con không áp dụng cách cha đã chỉ cho con?
- Thưa cha, con đã áp dụng rồi mà, và đã rất thành công nữa là khác.
- Thế tại sao con vẫn còn đầy mùi rượu?
Anh gãi đầu đáp :
- Cha biết đấy! Theo cách cha chỉ, con nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi. Khi qua được quán rượu rồi, con mừng quá vì đã thành công tuyệt vời, nên con quay lại thưởng cho mình một xị.
Vị linh mục chỉ cách cho anh : mỗi lần sắp sửa tới quán rượu, thì nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi thật nhanh qua khỏi quán rượu đó.
Nghe xong, anh ta gật gù tỏ ý tâm đắc, rồi ra về. Thế nhưng, tháng sau anh tới xưng tội, lại nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi toà trước đây nhất quyết không giải tội cho anh. Ngài vặn hỏi :
- Sao con không áp dụng cách cha đã chỉ cho con?
- Thưa cha, con đã áp dụng rồi mà, và đã rất thành công nữa là khác.
- Thế tại sao con vẫn còn đầy mùi rượu?
Anh gãi đầu đáp :
- Cha biết đấy! Theo cách cha chỉ, con nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi. Khi qua được quán rượu rồi, con mừng quá vì đã thành công tuyệt vời, nên con quay lại thưởng cho mình một xị.
ĐỌC LẠI CÂU CHUYỆN CÁM DỖ TỪ SÁCH SÁNG THẾ
ĐỌC LẠI CÂU CHUYỆN CÁM DỖ TỪ SÁCH SÁNG THẾ
CN I CHAY B
Vào hoang địa
VÀO HOANG ĐỊA
Ai yêu bóng đá đều say mê theo dõi những trận đấu đỉnh cao giữa các đội ngoại hạng Anh, hoặc giữa các đội tranh Cúp C1. Ta say mê vì các cầu thủ siêu hạng phô diễn kỹ thuật cá nhân điêu luyện, các đội bóng di chuyển chiến thuật kỳ ảo, các bài bản tinh vi của các huấn luyện viên bậc thầy, các pha phối hợp đẹp mắt giữa các cầu thủ. Không phải tự nhiên mà các cầu thủ chơi bóng giỏi đến mức độ nghệ thuật như thế. Họ phải mất nhiều thời gian tập luyện. Tập luyện để đạt được kỹ thuật cá nhân điêu luyện. Tập luyện để có thể lực dẻo dai. Tập luyện để có những xử lý thông minh theo tình huống. Tập luyện để hiểu nhau tiến đến những pha phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Những buổi tập rất nghiêm ngặt, đòi hỏi cầu thủ phải có quyết tâm cao, có tinh thần kỷ luật nghiêm túc. Ai không chịu nổi các bài tập khó, sẽ bỏ cuộc. Ai vượt qua được những buổi tập nghiêm túc sẽ trở thành những cầu thủ giỏi.
Ngẫu tượng
Ngẫu tượng
Tác giả Douglas Wilson
Thờ ngẫu tượng là thần tượng, là sùng bái ai đó hoặc cái gì đó ngoài Thiên Chúa. Có lần Richard Baxter nói: “Hầu như không thể tin được bao nhiêu lần ma quỷ đã lợi dụng khi nó làm cho tội lỗi thành vấn đề tranh cãi: một số thuộc về trí óc, một số thuộc về thứ khác; bạn thuộc ý kiến này, còn tôi thuộc ý kiến kia”. Không gì rõ ràng hơn khi chúng ta tranh luận về việc dùng ảnh tượng khi cầu nguyện.
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012
Những nền tảng Thần học của diakonia (phần cuối)
|
Đức Tổng Giám Mục Jeremias
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Diakonia trong đời sống xã hội
Trong Tin Mừng theo thánh Luca có những lời này: "Vua các dân thì dùng uy mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân” (Lc 22,25). Đa số các nhà chú giải đều bỏ qua những lời này. Có thể những lời này của Đức Giêsu không áp dụng cho các vua chúa và thái độ thống trị của họ trên các nước, cũng không nói tới các vị ân nhân và thái độ của họ đối với người thụ hưởng. Trước hết, không có lý do gì để tin rằng các vua chúa và ân nhân không phải là người Kitô hữu. Nhưng ngay cả nếu họ trở thành Kitô hữu, thì họ sẽ ra sao? Những câu hỏi này không nên bỏ qua, bởi vì có hai dịp đề cập trong thư Rm 13,4 đã nói đến “archonts”, những nhà lãnh đạo như là người tôi tớ của Thiên Chúa – các phó tế. Kitô hữu cần phải vâng phục các nhà lãnh đạo trong những gì họ kêu gọi (1Pr 2,13-14). Các nhà lãnh đạo ở đây là những người luôn muốn làm điều thiện. Hơn nữa thư 1Tm 2,1-2 cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho “các vua và các nhà lãnh đạo”.
Những nền tảng Thần học của diakonia (phần 2)
|
Những nền tảng Thần học của diakonia (phần 2)
Đức Tổng Giám Mục Jeremias
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Ý thức của Giáo hội tiên khởi về việc phục vụ
Edaurd Schweizer đã nghiên cứu sâu về các khái niệm nói lên “sự phục vụ” của Đức Kitô. Vào thời xuất hiện các bản văn Cựu ước, có 4 từ Hy Lạp diễn tả khái niệm này:
(sự hoàn thành), APXH (sự lãnh đạo), TIMH (danh dự) và
(phục vụ công cộng). Ngoại trừ từ đầu tiên thì các từ khác đều có cùng một nghĩa trong Cựu ước, nhưng chỉ nói đến việc phục vụ của người Do Thái và Hy Lạp – La Mã, thỉnh thoảng mới đề cập đến Đức Kitô và cả cộng đoàn tham dự vào sự phục vụ của Ngài. Thay vào đó, ngoài xã hội đã sử dụng động từ “diaconio” để diễn tả tất cả các hình thức phục vụ của người môn đệ Đức Kitô.
Những Nền Tảng Thần Học của Diakonia (Phần 1)
Đức Tổng Giám Mục Jeremias
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Wroclaw và Szcecin, Ba lan
Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất. Đức Giê-su bảo các ông: "Vua các dân thì dùng uy mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không phải như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ." (Lc 22,24-27).
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Còn chăng một tương lai cho THẦN HỌC GIẢI PHÓNG?
Lm. Giuse Hoàng Sỹ Quý, S.J. :
Cách đây nửa thế kỷ, Thần học giải phóng ra đời trong khí thế đằng đằng của trào lưu tả khuynh đang chiếm lĩnh thế giới. Nay thì phong trào này đã êm lại sau khi hoàn thành sứ mạng của nó, là làm cho tư bản chủ nghĩa yếu đi trước sự lớn mạnh của các công đoàn. Do đó, lắm người đã nói đến sự cáo chung của Thần học giải phóng, nhất là vì không mấy ai nhắc đến nó nữa.
Để coi THGP còn chỗ đứng hay không, phải xem xã hội đã thay đổi ra sao, có còn ai cần được giải phóng? Nhất là xem hệ phương pháp trước đây của THGP còn thích hợp hay chăng trước những hoàn cảnh đã thay đổi?
Bắt đầu, chúng ta hãy ngoái đầu nhìn lại, xem Thần học giải phóng là gì, xem hoàn cảnh lịch sử-xã hội của địa phương khai sinh cho nó, xem phạm trù nào nó đã sử dụng để triển khai.
Cứu độ ngoài hành tinh và trong các tôn giáo
Hoành Sơn, S.J.
: Những vấn đề đặt ra và đặt thêm ra
“Không có cứu độ ngoài đức Kytô”, đó là niềm tin nguyên thủy của Kytô-giáo. Nguyên tắc ấy rồi sẽ đẻ ra hệ luận sau:”Không có cứu độ ngoài Giáo hội”.[1]
Thế nhưng Kytô-giáo hôm nay, ngoài Công giáo ra, còn không thiếu những giáo hội khác; lại những người được gọi “ly giáo” bây giờ đâu có trách nhiệm về sự chia rẽ do cha ông trước đây gây nên? Nhìn xa hơn, như hôm nay càng thấy rõ, thế giới này không thể không là một thế giới đa nguyên, đa nguyên cả về mặt tôn giáo, “đa” suốt cho tới ngày thế mạt, chắc thế. Mà thế thì đâu là sự cứu vớt do Chúa Kytô, vốn dĩ phổ quát, đối với anh em bên ngoài, đối với môi trường xã hội cho sống đạo là chính tôn giáo của họ đây?
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
Đề tài 23: Môn đệ được yêu. Bạn đã sẵn để yêu như Giêsu yêu chưa?
ĐỀ TÀI 23
Môn Đệ Được Yêu
Bạn Đã Sẵn Để Yêu Như Giê-Su Yêu Chưa?
Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương yêu anh em
GIO-AN 15: 12
ĐỀ TÀI 22 - Bài Giảng Trên Núi Bạn Được Chúc Phúc Bao Nhiêu?
ĐỀ TÀI SUY NIỆM 22
Bài Giảng Trên Núi
Bạn Được Chúc Phúc Bao Nhiêu?
Các môn đệ đến với Ngài, Ngài bắt đầu giảng dạy cho họ.
MÁT-THÊU 5: 1
Đề tài 20: Ba mức độ khiêm nhường
ĐỀ TÀI 20
BA MỨC ĐỘ KHIÊM NHƯỜNG
Bạn Yêu Chúa Đến Mức Nào?
Yêu Thiên Chúa, Chúa của ngươi hết lòng hết dạ, sức lực và trí khôn.
LU-CA 10: 27
Đề tài 19: Ba Hạng Người
Đề Tài 19
Ba Hạng Người
Bạn Có Đủ Tự Do Để Theo Chúa Không?
Khi người thanh niên nghe lời này, anh buồn dầu bỏ đi, vì anh có rất nhiều của cải
MÁT – THÊU 19:22
Đề tài 18: Hai cờ hiệu
ĐỀ TÀI 18
Hai Cờ Hiệu
Tại Sao Chúa Giê-su Lại Chọn Lối Sống Ngài Đã Đi?
Ngài tự trút hết mọi sự, khoác lấy hình thức của một tôi đòi. Vì vậy Thiên Chúa tôn vinh Ngài và ban cho Ngài danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
PHI-LIP-PHÊ 2, 7-9
Đề tài 17: Giáng Sinh
ĐỀ TÀI 17
Giáng Sinh
Tại Sao Đức Giê-su Trở Nên Người Giữa Chúng ta ?
Ngôi Lời trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta
GIO-AN 1, 14.
Đề tài 16: Truyền tin
ĐỀ TÀI 16
Truyền Tin
Ai Là Mẹ Chúa Giê-su ?
Bà sẽ thụ thai và cưu mang một con trẻ và sẽ đặt tên là Giê-su.
LU-CA 1, 31
Đề tài 15: Tiếng Gọi Của Vua
ĐỀ TÀI 15
Tiếng Gọi Của Vua
Chúa Giê-su Khác Các Lãnh Tụ Khác Thế Nào ?
“Ta là đường là sự thật và là sự sống”
GIO-AN 14, 6
Đề tài 14: Ơn gọi của người lãnh đạo
ĐỀ TÀI 14
Ơn gọi của người lãnh đạo
Tại sao Có Những Người Có Khả Năng Thu Hút Bạn ?
Các ông thấy chưa… Kìa thiên hạ theo ông ấy hết !
GIOAN 12, 19
Đề tài 14 – Phụ bản: Thách đố.
PHỤ BẢN : THÁCH ĐỐ
A – B – C
* A : Việc thực hiện Chương Trình Thách ĐốThách Đố được thí nghiệm với hai môi trường hoàn toàn khác nhau: với học sinh trường Trung Học Dòng Tên tại Dallas, Texas, và với người lớn trong Giáo xứ Thánh Elizabeth Seton tại Plano, Texas.
Trước tiên, tại trường Trung Học Dòng tên. Một tháng trước khi khởi sự, cha Patrick Koch đã gửi thư này đến 15 học sinh:
Cha hy vọng rằng mùa hè năm nay sẽ là một mùa thích thú và hữu ích cho con… Đây là thư mời – sẽ là cha sẽ đề nghị một việc mà các con có thể từ chối hay chấp nhận.
Trong năm sắp đến, cha muốn áp dụng một chương trình cấm phòng và canh tân tâm linh với vài học sinh lớp 12, nhưng ai tham dự thì cần phải bỏ ra ít nhất là 10 phút mỗi ngày để suy niệm, và cần phải họp nhau mỗi tuần một lần sau giờ học trong thời gian khoảng nửa giờ.
Quyển sách suy niệm mà chúng ta sẽ dùng là cuốn Thách Đố. Đây là quyển sách đầu tiên trong một chương trình gồm có bốn quyển sách. Nhưng đức tính cần thiết mà tham dự viên bị đòi hỏi là phải có sự tin tưởng vào việc suy niệm hằng ngày và lòng sốt sáng thăng tiến đời sống tâm linh bên trong. Cha hy vọng rằng những học sinh tham gia chương trình này sẽ thực sự trở nên muối trong cộng đồng học đường.
Buổi họp mặt đầu tiên sẽ bắt đầu lúc 3:30 chiều ngày thứ Sáu, ngày bán sách, tại văn phòng của cha. Nếu con tham gia vào nhóm nhỏ này, con có thể gọi điện thoại cho cha biết trong vòng hai tuần sắp tới. Nếu con cảm thấy không thuận tiện lúc này, thì hãy chờ dịp tới. Cha chỉ muốn con biết rằng con được biết rằng con đã được một người nào đó giới thiệu với cha mà thôi, mà người đó lại nghĩ rằng con rất xứng đáng, cũng như cha nghĩ vậy.
Có mười học sinh đã chấp nhận lời mời gọi. Đây là con số gấp đôi con số mà cha Koch đã dự liệu. Sau đó, Cha đã gửi thư xác nhận với mười học sinh đó, nhấn mạnh sự cam kết với hai điều kiện là suy niệm hằng ngày và họp nhóm hằng tuần.
Đề tài 13 - Lòng biết ơn
ĐỀ TÀI 13
Lòng Biết Ơn
Lòng bạn biết ơn như thế nào?
Không phải cả mười được chữa lành ư?Thế thì chín người kia đâu?
Hay là chỉ có người ngoại giáo này biết trở
lại cảm ơn Thiên Chúa sao?
LU-CA 17: 17-18
Đề tài 12: Sự tha thứ
ĐỀ TÀI 12
Sự tha thứ
Bạn có sẵn sàng để Chúa tha thứ không?
Lạy Chúa, nếu Chúa bắt tội thì ai rỗi được?
THÁNH VỊNH 130, 3
ĐỀ TÀI 11 Sự Chết
ĐỀ TÀI 11
Sự Chết
Bạn đã sẵn sàng đáp lại sự chết chưa?
Mọi việc đều có giờ định sẵn… giờ để được sinh ra, và giờ để chết đi.
GIẢNG VIÊN 3, 1-2
ĐỀ TÀI 10 - Ngày Phán Xét
ĐỀ TÀI 10
Ngày Phán Xét
Thiên Chúa lượng giá đời bạn thế nào?
Vì tất cả chúng ta đều phải chịu Thiên Chúa xét xử
RÔ-MA 14, 10
Đề tài 8 – Tội lỗi
Đề tài 8
Tội lỗi
Bạn ý thức thế nào về sức mạnh của tội lỗi ?
Chúng ta đã băng qua sa mạc không đường lối, còn con
đường Chúa vạch ra, chúng ta không nhận biết.
KHÔN NGOAN 5, 7
Đề tài 5: Thiên Chúa và bạn
ĐỀ TÀI 5
Thiên Chúa và Bạn
Bạn cảm nghiệm Thiên Chúa ra sao ?
“Cách đây mười bốn năm, tôi biết một người có lòng yêu mến Chúa… được đưa lên tầng trời thứ ba… và nghe những điều không thể nói được, mà không ai được quyền kể lại” I CÔ-RIN-TÔ 12, 2-4.
Sau chuyến du hành lên mặt trăng trên phi thuyền Apollo 15, cuộc đời của phi hành gia Jim Trwin hoàn toàn thay đổi. Ông viết trong quyển Cai Quản Bóng Đêm (To Rule the Night) như sau:
Ước gì tôi là văn sĩ hay thi sĩ, để tôi có thể ghi lại đầy đủ cảm nghĩ của tôi trong chuyến bay này… Một mặc khải đến với tôi từ từ từng chút một, mà kết quả cuối cùng là đào sâu và củng cố mọi cảm nghiệm về đức tin trong tôi… Khi đứng trên mặt trăng, hình ảnh quyền năng Thiên Chúa và Đức Giê-su Ki-tô, Con Ngài, đã trở nên hoàn toàn rõ ràng hơn với tôi.
Đề tài 4: Thiên Chúa là ai?
ĐỀ TÀI 4
Thiên Chúa là ai ?
Thưa Ngài, Ngài là ai ?
CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ 9,3.
Phim Laura nói về chuyện một viên thanh tra cảnh sát trẻ được giao điều tra vụ án mạng một thiếu nữ trẻ đẹp. Một đêm có người đến gõ cửa phòng Laura và đã hạ sát nàng bằng một phát súng săn vào giữa mặt.
Trong những ngày kế tiếp đó, viên thanh tra cứ quanh quẩn nơi Laura trú ngụ, để tìm tòi lục lọi tất cả những tư trang của nàng. Hắn còn đọc luôn quyển nhật ký của nàng, để hy vọng tìm thấy một mấu chốt có thể phanh phui ra hung thủ.
Rồi một việc lạ xẩy ra. Viên thanh tra tự nhiên bỗng thấy lưu luyến câu chuyện. Hắn thấy yêu Laura, yêu một người đã chết.
Một đêm hắn đang ngồi suy tư trong căn phòng của Laura. Bỗng có tiếng chìa khóa lách cách mở cửa. Cánh cửa mở ra và hắn thấy Laura đứng sừng sững nơi ấy…
Tóm lại, người đàn bà bị giết ấy chính là người đã dùng căn phòng của Laura khi người thiếu phụ này đi vắng trong một tuần lễ.
Cuốn phim kết thúc bằng một cuộc tình giữa Laura và viên thanh tra. Họ yêu nhau, cưới nhau và sống hạnh phúc với nhau mãi mãi về sau.
Đề tài 3: Đời bạn
ĐỀ TÀI 3
ĐỜI BẠN
Đời bạn mang ý nghĩa gì?
Đời bạn mang ý nghĩa gì?
“Ta đến để chúng được sống và sống sung mãn hơn”
GIO-AN 10, 10.
Jerry Kramer trước đây chơi banh cho đội Green Bay Packers và đã tìm được chọn vào đội các Cầu thủ xuất sắc (All-Proteam) tất cả là bốn lần (đây là một vinh dự cho lực sĩ). Anh có ghi lại những diễn biến sự nghiệp của mình trong một nhật ký mà sau này được xuất bản dưới tựa đề “Chiếu lại cuộn phim: Nhật ký đội Green Bay của Jerry Kramer”.
Đề tài 1: Bạn là ai?
ĐỀ TÀI 1
Bạn
Bạn là ai ?
“Ta gọi con bằng tên… Trong mắt Ta, con rất quí giá”
Có ba điều chúng tôi muốn nói về bạn mà có lẽ chính bạn cũng không biết. Trước hết, bạn là người đặc biệt. Chúng tôi biết vậy là vì bạn đang đọc những dòng chữ này. Có lẽ ai đó đã giới thiệu với bạn – chính việc này đã làm cho bạn trở nên người đặc biệt rồi, ít nhất là trong mắt người giới thiệu cho bạn.
Thứ hai, bạn là người biết ưu tư lo lắng. vì nếu không bạn đã chẳng có dịp đọc những dòng này mà chắc là đang làm việc gì khác. Chỉ có người ưu tư mới đọc những hàng chữ này thôi. Sau cùng, bạn là người can đảm. Vì khi chấp nhận thử thách để thao luyện việc suy niệm, bạn đã chứng tỏ quyết tâm lăn xả vào những bất ngờ. Chỉ có người can đảm mới dám làm những việc này. Suy niệm sẽ dẫn đưa bạn vào những lối đi mà có lẽ bạn chưa từng mơ ước sẽ bước đến.
Có người nói: “Trong con người bạn có ba nhân vật. Nhân vật thứ nhất do chính bạn nhận thức, nhân vật thứ hai do tha nhân nhận thức và nhân vật thứ ba là con người thật sự của bạn”.
Đề tài đầu tiên này giúp bạn nhận chân được con người thật của bạn. Vì thế, ân sủng mà bạn xin cho suốt 7 ngày tiếp đây chỉ là một: ƠN BIẾT MÌNH.
Lạy Chúa, xin giúp con biết con người thật của con
Thần học liên đới Đức Tin
Năm Liên đới Đức tin của Tổng giáo phận Paris và Giáo xứ Việt Nam tại Paris là cơ hội để cộng đoàn giáo xứ cùng tìm hiểu ý nghĩa thần học của liên đới đức tin.
- Liên đới (連帶) là muốn nhấn mạnh đến chiều kích Giáo hội và cộng đoàn của Đức tin (dimension ecclésiale et communautaire de la vertu de foi). Vì vậy, trong La foi comme vie communiquée, ĐHY Henri de Lubac nói đến đức tin của Hội thánh (fides ecclasiastica);- Đức tin (德信): Tin (πιστις) được nói đến 244 lần trong Tân ước. Khi nói đến đức tin (vertu de foi) là muốn nói đến nhân đức đối thần (vertu théologale) hướng về Thiên Chúa. Thánh Phaolô nói đến nhân đức này trong các thánh thư, nhất là thư 1 gửi tín hữu Côrintô (1 Cr 13, 13).
Suy niệm theo Mark Link, SJ: Thay lời tựa, cách sử dụng
Thay lời tựa
“Thao dượt tâm linh” – như suy niệm (meditation), chiêm niệm (contemplation) và kinh nguyện – cũng có cùng một mục đích là làm cho linh hồn mạnh mẽ hơn. Nói một cách khác, đó là những cách thức gia tăng sự điều hòa và sức khỏe tâm linh. Những bài “thao luyện tâm linh”, hay suy niệm, trong Thách Đố đều có liên quan đến sự điều hòa và sức khỏe tâm linh này.
Vì dựa trên Phương Pháp Linh Thao của Thánh I-Nhã, “Thách Đố” (Challenge) cũng được chia Thành bốn phần, tương đương với bốn giai đoạn hoặc bốn tuần:
Thuyết tiến hoá và Đức tin không hề phủ nhận nhau
Phải chăng khoa học đi ngược lại lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh? Có nhiều người đã nghĩ như vậy và cho rằng khoa học và lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh hoàn toàn không thể đi đôi với nhau được, vì một bên dựa trên những lý chứng rõ ràng minh bạch, còn bên kia lại dựa trên đức tin và mang tính chất truyền thuyết giả tưởng. Vì thế, họ cho rằng bao lâu lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh còn được khẳng định thì không thể nói đến thuyết tiến hóa, vì có hai lý do đối kháng giữa Kinh Thánh và khoa học không thể vượt qua được.
12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo Phải Trả Lời Ðược
Kính gửi đến quý độc giả bài sau đây để thêm chất liệu suy nghĩ về đời sống đức tin chúng ta.
Tác giả: DEAL HUDSON
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Thuyết Tiến Hóa phản ánh mục đích của Thiên Chúa: Một quan điểm về Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo
Chúng ta cùng ôn lại thuyết Tiến Hóa.
GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.
Đức Tin Công Giáo và Thuyết Tiến Hóa
Vấn Đề Đức Tin
Người từ khỉ mà ra? Không phải do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng và ban cho một linh hồn giống hình ảnh Ngài sao? Nhiều người Công Giáo quen thuộc với câu hỏi đó. Thuyết tiến hóa còn đưa ra nhiều vấn đề khác, ít quen thuộc hơn nhưng còn nan giải hơn. Tôi chỉ xin đưa ra một vài thí dụ về các vấn đề này.
Người từ khỉ mà ra? Không phải do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng và ban cho một linh hồn giống hình ảnh Ngài sao? Nhiều người Công Giáo quen thuộc với câu hỏi đó. Thuyết tiến hóa còn đưa ra nhiều vấn đề khác, ít quen thuộc hơn nhưng còn nan giải hơn. Tôi chỉ xin đưa ra một vài thí dụ về các vấn đề này.
QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ THUYẾT TIẾN HOÁ
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, con người từng phải đối diện với những thách đố của các vấn nạn về tự nhiên, xã hội và tâm linh. Một trong số các vấn nạn gây nhiều tranh cãi nhất và kéo dài suốt từ thời thượng cổ cho đến nay chính là vấn nạn về nguồn gốc loài người. Thực ra, vấn đề này tưởng chừng như được khép lại nơi học thuyết tiến hóa của J.B. Lamark và C. Darwin trong thế kỷ XVIII và XIX, nhưng nó càng trở nên ầm ĩ hơn khi người ta bắt đầu nảy sinh những hoài nghi về độ chính xác của những chứng cứ và những mâu thuẫn với quan điểm cổ truyền của Giáo Hội về thần học sáng tạo. Cũng từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề tiến hóa: hoặc là chấp nhận, hoặc là chống đối hay dung hòa cả hai. Trong khuôn khổ của bài viết, chỉ xin lược nêu một vài quan điểm của Giáo Hội về thuyết tiến hóa và trên cơ sở đó đưa ra một cái nhìn chủ quan về vấn đề này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)