ĐỀ TÀI 9
Ý thức tội lỗi
Phê-rô quì xuống chân Chúa Giê-su và nói:
“Lạy Thày, xin hãy lánh xa tôi, vì tôi là người tội lỗi”
LU-CA 5,8
Một thiếu phụ kia có một bé gái thật nhỏ không biết đau đớn là gì, vì bị một bẩm tật trong hệ thống thần kinh của nó.
Một hôm, người mẹ nghe tiếng con gái mình cười đùa trong phòng bên. Bà vội bước qua và thấy con gái mình đang nhai đầu ngón tay của nó và dùng máu từ ngón tay để vẽ những hình nguệch ngoạc.
Sự mất mát cảm giác đau đớn cũng giống như sự mất mát ý thức tội lỗi của chúng ta. Ông John Connery, tác giả viết về đề tài này, nói rằng mặc cảm tội lỗi của chúng ta được gắn liền với cảm nhận về Thiên Chúa. Càng gần với Thiên Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng ý thức hơn về tội lỗi của chúng ta bấy nhiêu.
Mặt khác, càng xa Thiên Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng ít ý thức về tội lỗi của chúng ta bấy nhiêu. Bởi vì khoảng cách giữa chúng ta và Thiên Chúa càng xa thì sự tương phản cần thiết để chúng ta nhận định thực sự tình trạng của chúng ta lại càng giảm đi.ÔngConnery kết luận rằng sự mất mát ý thức tội lỗi của chúng ta càng bi thảm như sự mất mát cảm giác đau đớn nơi thân thể con người.
Những bài suy niệm tuần này đối phó “với ý thức tội lỗi”. Các bài này làm cho chúng ta ý thức được mức độ phạm tội đáng ngại đang hiện diện trong đời sống của chúng ta. Ân sủng mà bạn cầu xin trong mỗi buổi suy niệm là:
Lạy Chúa, xin cho con ý thức được, theo ý Chúa,mức lỗi phạm của con.
Xin nhắc lại, nên kết thúc mỗi buổi suy niệm bằng một kinh Lạy Cha với âm điệu thấp và dễ nghe. Hãy dừng lại sau mỗi tư tưởng để tư tưởng đó thấm nhập. Hãy lưu tâm đặc biệt đến những chữ cuối của bài kinh: “Xin tha nợ cho chúng con..”
Trong các buổi suy niệm tuần này, điều thích hợp nhất là bạn nên chịu Phép Hòa Giải. Bạn sẽ cảm thấy cần phải làm một cuộc “xưng tội tổng quát” về cả đời bạn. Nếu làm được như vậy, bạn nên hỏi ý kiến của vị linh hướng của bạn để biết phải làm gì. Nhiều người cho rằng cuộc gặp gỡ bí nhiệm này sẽ là một khinh nghiệm đầy an bình và vui thích.
*
* *
NGÀY 1
Hãy củng cố tấm lòng. GIOP 11, 13
Sói bay (Airwolf) là một chương trình truyền hình dài hạn của đầu thập niên 1980. Tài tử phụ Jan-Michael Vincent có chia sẻ với một phóng viên nguyệt san TV Guide rằng: “Tôi cảm thấy hình như tôi chỉ xem chương trình này như là một cuộc thay tay. Tôi chỉ cố gắng không đến 25% năng xuất của tôi thôi”.
Khi được hỏi có phải tại vì không thích vai trò đó không, thì người tài tử này trả lời uể oải: “Đâu có, tại vì tôi lười”.
Một thí dụ khác về một người đi mua hàng trong vùng quê. Một hôm, hắn gặp phải một người nông dân đang ngồi đu đưa trên ghế trước mái hiên của một căn nhà đổ nát. Sau khi tự giới thiệu mình, hắn bắt đầu vào chuyện ngay và nói: “Dạ thưa, tôi có một quyển sách giá trị ngàn vàng. Sách này mô tả cách thức để ông có thể canh tác có lợi hơn mười lần phương pháp ông hiện đang áp dụng”.
Người nông dân kia vẫn cư tiếp tục đánh đu. Nhưng, sau một hồi lâu, ông đáp: “Ông bạn ơi, tôi đã biết cách canh tác sinh lợi gấp mười đó rồi. Nhưng vấn đề ở đây không phải tại vì tôi không biết, mà là tôi có muốn làm hay không thôi”.
Tất cả chúng ta đều có thể biết mối tương quan giữa chuyện của người tài tử tên Vincent và của người nông dân rồi. Vì tất cả chúng ta đều mắc cái tội không làm cái đáng phải làm.
Bạn có phạm tội vì sơ ý( tức là không làm cái đáng làm) nhiều hơn là phạm tội vì ủy thác( tức là làm cái không đáng làm) không ?
Hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về khía cạnh bạn cần thăng tiến nhất.*
* *
NGÀY 2
Như một chi thể trong một… Đức Ki-tô cũng thế”
1CO-RIN-TO 12, 12
Một nhà bình luận về âm nhạc nhận được vào phút chót một công tác phê bình cho buổi hòa tấu và vì thế đành phải lỗi hẹn với một người bạn để đi ăn tối. Một giờ đồng hồ sau, tin tức cho biết con gái của người nhạc sĩ độc tấu bị thương vong trong một tai nạn xe cộ, do đó buổi trình tấu phải bị hủy bỏ.
Nhà phê bình bèn gọi ngay cho bạn mình và nói: “Có tin vui ! Con gái của tay độc tấu hôm nay vừa chết, và họ đã hủy bỏ buổi trình diễn”. Nói đến đây nhà phê bình nhạc mới nhận thức được lời mình vừa thốt ra. Cái chết của một người con gái trẻ không phải là một tin “vui”; đó là một tin “bi thương”.
Có bao nhiêu lần chúng ta gặp phải cảnh ngộ như nhà phê bình kia? Chúng ta quá ưu tư cho cái thế giới nhỏ nhoi của chúng ta mà không thấy cái thế giới to lớn hơn. Chúng ta quá chú trọng đến những quyền lợi và thú vui riêng tư của chúng ta mà lờ đi những nhu cầu khẩn thiết của tha nhân. Chúng ta quên lời căn dặn của Thánh Phao-lô là:
Như một chi thể trong một thân thể… Chúa Ki-tô cũng vậy…Nếu một chi thể đau đớn, thì tất cả cũng đều đớn đau theo.
(1CO-RIN-TO 12, 12-26)
Nếu chỉ chú trọng đến mình mà không thấy những nhu cầu của tha nhân thì bạn thấy lỗi phạm như thế nào?
Hãy nói với Chúa Giê-su để làm sao mở mắt, mở lòng một cách hoàn toàn cho nhu cầu của kẻ khác.
*
* *
NGÀY 3
Nếu chúng ta nói: “Chúng tôi đã không phạm tội”
… thì chúng ta coi Thiên Chúa là kẻ nói láo.1GIO-AN 1, 8-10
Phạm tội chưa phải là điều xấu xa nhất. Nhưng chính phạm tội mà còn từ chối đã phạm tội mới là xấu nhất. Thật là hạnh phúc nếu chúng ta biết nhận lỗi của chúng ta. Đáng trách cho chúng ta nếu chúng ta phạm lỗi rồi lại từ chối nhận tội để tự thấy mình có vẻ đạo đức. Thà phạm tội còn hơn làm vẩn đục một nguyên lý.
Ông Louis Evely có rất nhiều điều muốn nói về vấn đề này trong tác phẩm của ông, quyển Dưới Sự Hiện Diện Của Ngài (In his Presence). Ông viết:
Thống hối về một tội phạm rành rành thì dễ hơn là một tội gói ghém trong nghi ngờ. Đừng làm vẩn đục nước để câu lên những gì bạn mong ước, mà xem như là chuyện ngầu nhiên.
Và trong một lúc dạt dào xúc cảm, Evely nói:
Thà phạm tội vô phương chối cãi một cách thẳng thắn, rõ ràng mà bạn còn có thể thống hối sau này với cùng một sự thành thật như khi bạn vấp phạm… còn hơn là biết mình quá yếu đuối mà cứ hãnh diện về dữ kiện này.
Bạn thẳng thắn và chân thật đối với tình trạng lỗi phạm của bạn như thế nào ?
Hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về bất cứ vấn đề nào của bạn có liên hệ đến việc này.*
* *
NGÀY 4
Hãy ghi khắc những lời này.
ĐỆ NHỊ LUẬT 6,6
Nếu ta được mọi điều ước muốn
Trong ba đào vật lộn với bản thân,
Và trần gian phong vương ta “nhất nhật”,
Thì hãy đến soi gương và nhìn thật kỹ,
Để thấy kẻ trong gương muốn nói điều chi.
Vì không phải cha, mẹ hay anh em mình phán xét.
Nhưng chính là kẻ đứng trong gương nhìn ra,
Sẽ phán xét những tội trạng suốt đời ta…
Hắn chính là kẻ cần được xoa dịu,
Chớ màng chi mọi sự khác vu vơ !
Vì chính hắn theo ta suốt cuộc đời.
Và ta vượt qua nhiều gian nguy thử thách.
Nếu kẻ trong gương đích thị bạn ta.
Ta có thể dối gian cùng nhân thế,
Qua bao năm chân bước vẫn được khen,
Nhưng kết quả cuối cùng là nước mắt hoặc đau thương,
Tùy ở chỗ kẻ trong gương có bị ta phỉnh gạt ?
(Vô danh)
Hãy suy niệm về những vần thơ( tự do) trên từng ý tứ một.
Hãy thân thưa với Chúa sau khi suy niệm từng lời.
*
* *
NGÀY 5
Lạy Chúa, xin cho con một quả tim trong sạch, và canh tân conbằng một tinh thần cương quyết. THÁNH VỊNH 51, 12
Cậu Thomas Merton vừa học xong bậc trung học và đang du lịch vòng quanh Âu châu một mình. Cha cậu vừa mới mất năm ngoái, và vì thế, cậu đang sống một cuộc sống thật phóng túng.
Một hôm, Thomas đã phải trải qua một kinh nghiệm thật nát lòng, ngay trong phòng của cậu. Biến cố này làm cho Thomas ý thức được tình trang tội lỗi trong đời cậu. Biến cố này. Sau đó, Thomas viết lại những chia sẻ này trong quyển “Ngọn Núi Bẩy Tầng”( The Seven Storey Mountain) như sau:
Tôi hoàn toàn kinh sợ… và toàn thân tôi bật lên trong sự hỗn loạn và kinh dị về những gì đang chất chứa trong người tôi, và linh hồn tôi như muốn thoát đi…khỏi những việc này với tất cả năng lực và sự cấp thiết mà tôi chưa hề biết đến bao giờ.
Và giờ đây là lần đầu tiên trong đời tôi, tôi nghĩ rằng tôi đang thực sự muốn cầu nguyện… cầu xin một Thiên Chúa mà tôi chưa hề quen biết, để Ngài cứu vớt tôi khỏi những bóng tối và giúp tôi giải thoát khỏi hàng vạn điều ghê rợn đang kìm hãm ý chí tôi trong nô lệ.
Có bao giờ bạn cảm ngiệm như trên không ?
Hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về những phương thức bạn có thể áp dụng để moi móc tận cùng tình trạng tội lỗi của bạn.
*
* *
NGÀY 6
Ngài đã bị những ngỗ nghịch của chúng tôi hành hạ,
nhưng chính những vết hằn Ngài nhận mà chúng tôi
được chữa khỏi. I-SAI-A 53, 5
Tất cả chúng ta cần phải thú nhận hai điều. Thứ nhất, chúng ta đều là kẻ có tội. Thứ hai là mặc dù như vậy, Cha chúng ta trên trời vẫn thương yêu chúng ta. Nhà thần bí nổi tiếng, Julian of Norwich, giải thích rằng ngay cả những tội lỗi trong quá khứ cũng có thể trở nên những gì tốt đẹp, nếu chúng ta thừa nhận chúng là những tội lỗi. Ông nói:
Nếu chúng ta không bao giờ ngã, chúng ta sẽ không bao giờ biết chúng ta yếu đuối và thảm hại đến đâu, cũng như chúng ta sẽ không bao giờ biết đến tình thương bao la của Đấng Tạo Hóa… Chúng ta phạm tội một cách trầm trọng, nhưng dù vậy…chúng ta vẫn không thiếu phần quí giá trong mắt Ngài. Bằng vào sự kiện giản dị là chúng ta đều té ngã, chúng ta mới biết đến tình yêu của Thiên Chúa ra sao.
Lời nói của Julian là một bức tranh tuyệt mỹ về những gì Thánh Phao-lô muốn ám chỉ khi nói: “Mọi sự đều tốt đẹp cho những ai yêu mến Thiên Chúa” (Rô-ma 8, 28).
Và Julian còn muốn thêm rằng: “Ngay cả tội lỗi cũng vậy”.
Bạn có sẵn sàng để nhận tội của mình không ?
Hãy nói chuyện với Chúa để Ngài mang đến sự tốt lành trong việc này.
*
* *
NGÀY 7
Tội lỗi đổ xuống trên đầu tôi đến độ tôi không còn nhìn thấy… và lòng tôi buông xuôi phó mặc.
THÁNH VỊNH 40, 13
Bạn hãy tưởng tượng đến trạng huống tâm lý của người đàn bà và người đàn ông đầu tiên sau khi họ phạm tội. Hãy hình dụng mọi đau khổ do chính tội lỗi của họ gây ra trên thế gian – chẳng những cho cái thế giới xa xưa nhưng còn cho cả thế giới văn minh hiện tại của chúng ta.
Hãy hồi tưởng tất cả những ai đã phạm tội kể từ khi có tội tổ tông. Hãy xét để thấy tội lỗi của họ đã tiếp tay làm cho thế giới đau khổ đến mức nào.
Hãy giật mình kinh sợ tội lỗi là vì: đó không phải chỉ là chống đối tình yêu của Thiên Chúa nhưng tội lỗi còn là công cụ của sự đau khổ và sự tàn phá.
Hãy hình dung Chúa Giê-su đang bị treo trên thập giá và đau đớn tận cùng. Hãy nói với Ngài và hỏi Ngài tại sao Ngài làConMột của Thiên Chúa mà lại chịu nhập thể và chết vì tội lỗi chúng ta – tội của bạn. Rồi sau cùng bạn hãy hỏi lại mình 3 câu sau đây:- Tôi đã làm gì cho Đức Ki-tô?
- Tôi đang làm gì cho Đức Ki-tô?
- Tôi phải làm gì cho Đức Ki-tô trong tương lai?
Bạn trả lời như thế nào? Chúa Giê-su trả lời hộ bạn như thế nào?
Hãy nói chuyện với Ngài về điều này.
*
* *
Phụ bản hướng dẫn suy niệm đề tài 9
Bài đọc: Thánh vịnh 51: 1-13
Cầu xin tha thứ (Thánh vịnh của Đa-vít)
Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con.Mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.
Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.
Vâng, con biết tội mình đã phạm.
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa.
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án.
Liêm chính khi xét xử.
Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương vấn lầm lỗi.
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.
Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật.
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.
Xin dùng cành hương thảo
rẩy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền;
xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết.
Xin cho con được nghe
tiếng reo mừng hoan hỉ.
để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng.
Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm.
Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng.
đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy.
Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh.
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.
(Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nhóm Phiên Dịch CGKPV, NXB TpHCM).
*
* *
Hướng dẫn ý tưởng suy niệm
Ngày Một: Tại sao phạm tội vì sơ ý dường như là nặng hơn phạmtội vì ủy thác?
Ngày Hai: Mô tả một dịp bạn hy sinh để giúp tha nhân, hoặc một
dịp tha nhân hy sinh để giúp bạn.
Ngày Ba: Bạn có dễ dàng và sẵn sàng thú nhận có lỗi không, nếu
có? Bạn có nghĩ là “chân thật là đường lối tốt nhất” không?
Ngày Bốn: “Phỉnh gạt” người trong gương nghĩa là gì?
Ngày Năm: Mô tả vài sai quấy bạn đã mắc phải, và cho biết bạn
nghĩ gì sau khi vấp phạm.
Ngày Sáu: Giải thích sự khác biệt giữa sự biết về một người và biết
một người. Hãy áp dụng cách suy tư này đối với Chúa.
Ngày Bẩy: Bạn trả lời thế nào đối với câu hỏi “Tôi phải làm
gì cho Thiên Chúa trong tương lai?”
*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=1185
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét