ĐỀ TÀI 2
Chấp nhận chính mình
Bạn có vui vẻ chấp nhận chính mình không ?
“Tôi được như hôm nay là bởi ơn Thiên Chúa và ơn sủng Người xuống cho tôi đã không ra uổng phí: trái lại, tôi đã tận lực lao tác hơn, song không phải chính do tôi mà chính do ân sủng của Người làm cho tôi”
Hai thiếu phụ mang cùng một tên như nhau, một thứ tên không mấy đẹp; tên Điếm ( Hooker). Cả hai cùng viết cho Bà Ann Landers, biên tập viên phụ trách trang phụ nữ cho một tờ báo.
Thiếu phụ thứ nhất tỏ ra rất bất mãn về tên của mình. Người thứ hai lại mang tư tưởng trái ngược và chia sẻ rằng cô rất hoan hỉ chấp nhận tên của mình. Thiếu phụ thứ hai này chia sẻ rằng chính tư tưởng khôi hài trong tên mình mới đáng kể. Cô nói: “Khi được giới thiệu với ai và có người cười khinh thì tôi nói “Vâng, tôi tên là Điếm, bắt đầu bằng chữ Đ như trong chữ đẹp dẽ”.
Khi nhận những cú điện thoại tàn nhẫn hỏi rằng cô “chịu giá” bao nhiêu(!), thì cô tỉnh bơ trả lời: “Bạn không trả nổi đâu!”.
Cô nói tiếp: “Tin hay không tùy bạn, chứ mang tên Điếm cũng có lợi lắm, bởi vì ít khi tên bạn bị viết sai và ít ai có thể quên tên ấy”.
Phản ứng của hai thiếu phụ vừa kể là phản ánh hành động của con người đối với những điểm “xấu” khó thay đổi nơi họ. Thái độ của họ một là bác bỏ, hai là vui vẻ chấp nhận.
Đề tài thứ hai này gồm những bài suy niệm, được sắp xếp để giúp bạn hoàn toàn chấp nhận chính mình và để bạn vui vẻ chấp nhận tư tưởng đó. Do đó, ân sủng (hay lời khẩn cầu) mà bạn cầu xin mỗi khi thao luyện luôn luôn là:
Lạy Chúa, xin hãy giúp con vui vẻ chấp nhận chính con.
Khi thao luện, bạn hãy cố gắng áp dụng theo 3 bước suy niệm như đã được trình bày nơi trang XIII và XIV trước đây ( suy niệm như thế nào?).Sau lời nguyện kết, bạn nên ghi nhớ lại 4 điều sau đây về buổi suy niệm:
1. Nơi bạn suy niệm;
2. Thời gian suy niệm;
3. Vị thế khi suy niệm (ngồi, nằm, v.v); và
4. Sự soi sáng, v.v… mà bạn nhận được.
*
* *
NGÀY 1
“Chúng ta biết rằng đối với những ai yêu mến Thiên Chúa, những ai được kêu gọi theo ý định của Người thì Người biến mọi sự trở nên tốt lành”
RÔ-MA 8, 28
Robet Bruce đang đi dọc một đại lộ dòng người. Bỗng ông nghe có tiếng ai hát. Không phải tiếng hát to nhưng hình như người hát muốn phát âm đủ cho mình nghe thôi. Robet nhìn quanh và tìm được một nơi tiếng hát phát xuất. Đó là một thanh niên ngồi xe lăn đang cố sức tiến lên theo đoàn người bằng đôi cánh tay hữu dụng còn lại mà thôi.
Sau đây là một thí dụ khác:
Một thiếu nữ tên Golda đã từng thấy thất vọng vì không nhan sắc. Nhưng, càng lớn lên thái độ của cô càng thay đổi. Cô nói:
Tôi nhận thức rằng không nhan sắc là một hồng ân tiềm ẩn. Nó ép buộc tôi phải phát triển những tiềm năng trong tôi. Và nhờ thế, tôi mới hiểu rằng những phụ nữ không thể nương tựa vào sắc đẹp của mình (sẽ phải làm việc nhiều hơn)… và do đó, có nhiều điểm thuận lợi hơn”.
Golda Meir tiếp tục phát triển trong tư tưởng đó và sau này trở thành người đàn bà đầu tiên làm thủ tướng Do Thái. Cũng như người thanh niên trên xe lăn, bà chẳng những chấp nhận chính mình mà còn vui vẻ với chính những gì mình có.
Bạn thấy khó lòng chấp nhận điều gì nơi bạn? Tại sao?
Bạn hãy nói chuyện cùng Chúa về lý do tại sao bạn khó chấp nhận điều ấy?.
*
* *
NGÀY 2
“Tôi có thể chịu đựng mọi sự trong Đấng ban sức cho tôi”
PHI-LIP-PHÊ 4,13.
Tom Dempsey sinh ra thiếu hẳn một cánh tay phải và một nửa bàn chân phải. Nhưng điều đó không thể ngăn trở anh đá bóng khi còn ở bậc đại học. Anh đá bóng xuất sắc đến độ đội banh New Orleans Saints đã ký hợp đồng mượn anh.Trong một cuộc tranh vô địch ngày 18 tháng 11 năm 1970, đội của anh đã thua đội Detroit 16 -17 mà chỉ còn có 2 giây cuối cùng. Vị trí của banh còn cách đích 45 thước Anh (yards). Lúc bấy giờ, J.D. Robert, vị huấn luyện viên trưởng mới vỗ vai Tom và bảo: “Hãy ra đó đá một phát hết sức xem sao!”
Kết quả là đội anh thắng trận đó.
Chuyện trên đây đã có trong lịch sử bóng đá. Tuy nhiên điều đáng ghi nhận là anh đã phá kỷ lục đá xa đến hơn 7 thước. trong một cuộc phỏng vấn với báo Newsweek sau đó, anh chia sẻ: “Tôi không theo dõi quả banh đá xa đến như vậy, nhưng chỉ thấy vị trọng tài giơ hai tay lên trời (nghĩa là banh đã vào lưới) thì tôi cảm thấy sung sướng không thể tả được”.
Bạn đã để những trở ngại hay cố tật nào chủ động đời bạn?
Bạn hỏi Chúa Giê-su về cách thức Ngài trực diện và đối phó với những ngăn trở của Ngài ra sao.
*
* *
NGÀY 3
“Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì cửa sẽ mở cho”
MAT-THÊU 7,7.
Khi lên 7,Glen Cunningham bị phỏng nặng đến độ bác sĩ dự định sẽ cưa chân anh ta. Nhưng vào phút chót, các bác sĩ quyết định ngưng cuộc giải phẫu lại. Một trong những bác sĩ vỗ vai Ghen và bảo: “Để đến khi trời ấm áp, chúng tôi sẽ đưa cậu lên xe lăn ra ngoài để hứng gió”.
Nhưng lúc bấy giờ, cậu bé trả lời bằng một giọng nói cương quyết rằng: “Tôi không muốn ngồi đâu, tôi muốn đi đứng và chạy nhảy như mọi người”. Nghe thế, các bác sĩ bỏ đi.
Hai năm sau, Ghen đã bắt đầu chạy nhảy, tuy không nhanh nhưng cũng tạm được.
Ngày tháng qua đi, Ghen vào đại học. Sinh họat ngoại giờ của cậu là thể thao tại vận động trường. Bây giờ thì cậu không phải chạy để chứng tỏ là sự nhận định của các bác sĩ lúc trước không đúng, nhưng là vì cậu tỏ ra xuất sắc trong môn này. Chẳng mấy chốc, những kỷ lục liên trường đã bị đôi chân của cậu ta phá hết. Rồi đến kỳ Thế Vận Hội Bá Linh. Chẳng những Ghen vượt qua được kỳ vòng loại mà còn phá cả kỷ lục chạy 1500m của Thế Vận Hội nữa.
Năm kế tiếp anh ta phá luôn kỷ lục chạy xa 1 dặm trong nhà. Và cậu bé mà trước kia người ta nghĩ sẽ phải cưa chân không đi đứng được ngày nay lại trở thành người có đôi chân nhanh nhất thế giới.
Hãy kể những trở ngại trong đời bạn. Bạn có tin Thiên Chúa sẽ giúp bạn đối phó những trở ngại đó không?
Bạn hãy trò chuyện cùng Chúa về lý do sa sút đức tin của bạn.
*
* *
NGÀY 4
“Ai muốn the Ta, hãy từ bỏ mình và vác thập giá của chính mình hằng ngày mà theo Ta” MAC-CÔ 8,34.
Ông James Du Pont của hãng sơn nổi tiếng là công ty Du pont, có kể lại một biến cố xẩy ra lúc ông còn là một thiếu niên lên 7 như sau:
Một đêm, cậu bé James thức giấc giữa cơn ngủ say và nghe có tiếng mẹ khóc sướt mướt.. Đó là lần đầu tiên cậu mới nghe mẹ cậu khóc. Rồi có tiếng cha cậu vỗ về. James kể rằng:
“Giọng của cha tôi thật trầm và ướt sũng trong khi ông cố sức khuyên bảo mẹ tôi – và trong cơn lo lắng như vậy, họ đều quên rằng phòng tôi ở sát ngay bên cạnh. Và tôi đã nghe lỏm được mọi sự”.
Mô tả về hậu quả của kinh nghiệm này đối với mình, ông Du Pont chia sr tiếp:
“Trong những khi khó khăn của cha mẹ tôi… đã qua đi khá lâu và chìm vào quên lãng, nhưng sự khám phá của tôi đêm đó lúc nào cũng vẫn hiện hữu bên tôi. Đời sống không những chỉ có những con tim và những bó hoa mà còn gồm cả những khó khăn và những tàn khốc của nó…trong nhiều lúc”.
Lần đầu tiện bạn khám phá ra đời sống mang tính chất tàn nhẫn và khó khăn là lúc nào?
Bạn hãy nói chuyện với Chúa Giê-su để biết Ngài đã đối phó thế nào với sự khó khăn và tàn nhẫn của đời Ngài.
*
* *
NGÀY 5
“Những thử thách khó khăn không làm con đau đớn đâu”
I-SAI-A 43,2.
Tại một địa danh gần Cripping Creek, tiểu bang Colorado, người ta thấy một thứ quặng Teluric, một hợp chất vàng và Tê-lua pha trộn với nhau. Những phương pháp phân chất của người làm mỏ thô sơ lúc ấy chưa có thể tách nguyên tố này rời nhau được. Vì thế, họ đành phải vứt bỏ thứ quặng này đi.
Một hôm, có một người thợ mỏ nhạt một viên quặng Teluric mà vứt vào lò lửa, nhầm tưởng đấy là viên than đá. Lúc sau, khi hót tro tàn trong lò ra, anh ta nhận ra có nhiều viên vàng nhỏ li ti nằm lẫn lộn trong tro. Nhặt một viên lên, anh quan sát thật kỹ. Với cặp mắt đầy kinh ngạc, anh không thẻ nào tin được điều anh vừa trông thấy: đó là những viên vàng y..Chính nhiệt năng đã làm cho hóa chất Tê-lua biến mất đi, chỉ còn để lại vàng ròng mà thôi. Và người ta đã lấy những mẩu quặng Tê-lua bị vứt đi trước kia mà chế lại để lấy vàng, thu hoạch được một khối vàng to lớn.
Đây là bài học quan trọng. Chúng ta như những viên quặng Teluric kia. Thiên hạ vứt chúng ta đi, nghĩ rằng chúng ta chẳng có giá trị gì. Nhưng bên trong chúng ta là vàng y. Thường thường chúng ta cần phải mất nhiều thời gian thử thách trong lửa than phiền não, để sau cùng mới mang ra được cốt lõi vàng ròng nơi chúng được.
Hãy hồi tưởng lại một lần trong đời, khi thảm cảnh và thập giá đã biến thành hồng ân nơi chúng ta.
Hãy nói chuyện với Thiên Chúa về lý do của những thảm cảnh và thập giá của bạn.
*
* *
NGÀY 6
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ”
LU-CA 6, 20.
Tuần báo Newsweek có chỉ dẫn rằng bạn có thể tìm thấy những công trình của Marc Chagali, một điêu khắc gia nổi tiếng, tại những thánh đường, hội đường và nhà hát lớn từ Nữu Ước đến Ba-Lê hay Giê-ru-sa-lem”. Vài nhà phê bình còn gọi ông ta là người nghệ sĩ tài ba của thế kỷ 20.
Trong một tác phẩm của ông mang tựa đề “Đời tôi” (My life), Chagali đã thuật lại thời niên thiếu của ông, lớn lên tại Nga trong một gia đình nghèo nàn. Lòng mê say nghệ thuật của ông đã được phát hiện một hôm khi ông quan sát một người bạn đồng lớp đang sao vẽ một bức tranh từ một tạp chí. Sau đó không lâu, một hôm ông đến sờ vào khuỷu tay dính bột của mẹ mình trong lúc đang làm bánh và nói: “Mẹ ơi, lớn lên con muốn trở thành nghệ sĩ”.
Và giấc mơ của Chagali đã trở thành sự thật và dẫn đưa ông đến Ba-Lê, nơi ông đã đón nhận sự mến mộ của toàn thế giới.
Nhưng ông không bao giờ quên những ngày nghèo khó của ông. Bằng chứng là ông đã vui thú với sự nghèo khó đó và luôn nghĩ rằng chính những lúc đó đã hun đúc ông thành người nghệ sĩ ngày nay. Ông viết:
“Điều tệ hại nhất là tạo được một tí thành công, một tí tiền bạc… một tí thỏa mãn lúc quá sớm. Chính những thỏa mãn nho nhỏ đó… một ngăn trở bạn đạt đến quyết tâm vĩ đại”.
Bạn có tin rằng Thiên Chúa có thể làm cho những điều như nghèo đói và bệnh tật trở thành những điều tốt cho con người không?
Bạn hãy nói chuyện với Chúa về những điều này.
*
* *
NGÀY 7
“Người gieo giống ra đi gieo lúa” MAC-CÔ 4,3.
Có một câu ngạn ngữ A-rập nói rằng: “Tôi sẽ hướng mặt về phía có gió và cứ thế gieo hột”.
Đó là cách mô tả thi vị về việc Thiên Chúa trông cậy nơi chúng ta dùng tài năng của mình (hạt giống) mà xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Câu này cũng ngầm cảnh cáo rằng chúng ta sẽ gặp những khó khăn (gió) trong khi chúng ta có công làm những việc này. Hãy nhận định thí dụ sau đây:
Một thanh niên trẻ đang hấp hối vì một chứng nan y. Nhưng gần đến lúc sắp lìa đời, anh ta viết:
“Chúng ta phải tin tưởng rằng mỗi giai đoạn trong đời sống chúng ta đều có giá trị. Mà cái gì có giá trị thì cũng có thể được chia sẻ. Do đó, tôi có vài điều muốn chia sẻ… dù rằng tôi hiện đang ở trong nhà thương không thể đi đâu cả…
“Ước vọng duy nhất của tôi đến nay là muốn ôm ẵm lấy mọi giây phút,
mọi hoàn cảnh… với lòng tin hoàn toàn vào giá trị của mỗi hoàn cảnh ấy… Tôi thật sự nghĩ rằng đó chính là điều Chúa Giê-su muốn ám chỉ khi Ngài mời gọi chúng ta đi làm ánh sáng thế gian… Ngài muốn chúng ta tin tưởng vào ý nghĩa và giá trị của chính chúng ta. Để tin tưởng vào Ngài và Cha Ngài, chúng ta phải đặt niềm tin vào chính chúng ta trước hết”
Bạn chấp nhận chính bạn đến mức độ nào trong hoàn cảnh sống hiện nay của bạn?.
Hãy nói chuyện với Đức Giê-su về bất cứ khó khăn nào mà bạn đang vấp phải khi nhận định điều trên.
*
* *
Phụ bản hướng dẫn đề tài 2
Bài đọc: Ga-lat 6: 1-10
Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em , những người được Thiên Chúa thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hòa mà sửa dậy người ấy: phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ. Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Ki-tô. Thật vậy, ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, thì là lừa gạt chính mình. Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình, và bấy giờ sẽ có lý do để hãnh diện vì chính mình, chứ không phải vì so sánh với người khác. Quả thế, mỗi người phải mang gánh nặng của riêng mình.
Người được học Lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình.
Anh em đừng có lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho người ta nhạo báng đâu! Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hiệu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời. Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí. Vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt nếu không sờn lòng. Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đại gia đình đức tin.
(Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nhóm Phiên Dich
CGKPV,NXB. TpHCM)
*
* *
Hướng dẫn ý tưởng suy niệm
Ngày Một: Điều gì về phần bạn hay về gia đình bạn nhận thấy
Có phần khó khăn để tiếp nhận?
Ngày Hai: Khi đau khổ hoặc lúc cần được giúp đỡ, bạn thường
hay đến với ai?
Ngày ba: Thách thức nào trong đời bạn cho đến nay mà bạn
cho là to lớn nhất?
Ngày Bốn: Biến cố hay kinh nghiệm sống nào đã dạy bạn lần
đầu tiên biết rằng đời sống đôi lúc cũng khó khăn
và tàn nhẫn?
Ngày Năm: Cho biết một thí dụ về hoàn cảnh khởi sự hay
thánh giá nhưng kết thúc như một hồng ân
tiềm ẩn trong đời bạn.
Ngày Sáu: Một trong những thành công sớm nhất trong đời
bạn đạt được là thành công nào? Ảnh hưởng của
thành công đó đối với đời bạn ra sao, nếu có?
Ngày Bẩy: Hãy kể một việc đã xẩy đến cho đời bạn mà bạn
lầm tưởng không có giá trị hay ý nghĩa gì cả.
*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=362
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét