Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Đề tài 8 – Tội lỗi

Đề tài 8

Tội lỗi


Bạn ý thức thế nào về sức mạnh của tội lỗi ?

Chúng ta đã băng qua sa mạc không đường lối, còn con
đường Chúa vạch ra, chúng ta không nhận biết.
                                                        KHÔN NGOAN  5, 7



Giả sử những người đó quyết định đứng lên phản đối. Giả sử họ nói với chiếc máy rằng: “Chúng tôi muốn độc lập, chúng tôi không cần đến ngươi. Chúng tôi có thể sống với nhau mà không cần gì đến ngươi nữa”.
Cảnh tượng ấy thật tức cười ! Giống như tiếng dội lại từ câu “Tôi tuyên bố với Người là tôi không cần đến Người nữa”.
Theo một ý nghĩa thì đó chính là tội lỗi. Đó chính là lời mà nhân loại trên trái đất này nói với Chúa: “Chúng con muốn độc lập đối với Chúa. Chúng con không còn cần đến Chúa nữa”. Nói một cách khác, tội lỗi ở chỗ là con người, như bạn và tôi, khước từ Thiên Chúa và khước từ kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta.
Những bài suy niệm tuần này đối phó với vấn đề tội lỗi, là kẻ thù của kế hoạch Thiên Chúa. Những bài này đặt chúng ta trực diện với sức mạnh của tội lỗi. Những bài này cho chúng ta thấy tội lỗi là đối lập với Thiên Chúa và tội lỗi làm rối loạn kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tội lỗi còn làm băng hoại cả chúng ta lẫn thế giới của chúng ta. Ân sủng mà bạn cầu xin trong mỗi bài suy niệm là:
Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy và kinh sợ trước sự
 tàn phá của tội lỗi.
Hãy kết thúc buổi suy niệm bằng một kinh Lạy Cha với giọng trầm tư nhưng dễ nghe. Hãy ngưng lại vài giây sau mỗi tư tưởng để cho tư tưởng ấy lắng xuống. Hãy đặc biệt lưu tâm đến những chữ cuối của bài kinh.
Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng giữ chúng con cho khỏi kẻ thù.


*
*     *

NGÀY 1
Tội lỗi bao vây tôi, nên tôi không còn thấy đường…
                                       THÁNH VỊNH  40, 13

Có một chương trình truyền hình cách đây khá lâu gọi là “Chương trình Mork & Mindy” (Mork & Mindy Show). Mork là một người hành tinh có một quyền lực lạ lùng.
Một hôm, anh ta chia sẻ thứ quyền lực đó với một số bạn hữu trên trái đất . Anh chuyển một ít quyền lực đó cho họ bằng cách sờ nhẹ vào họ. Và tức khắc, họ mang ra áp dụng để làm cho thiên hạ làm những việc kỳ khôi, như làm cho các xe thô sơ lật úp và tung lên hạ xuống. Mork thấy vậy hoảng hốt thét lên: “Dừng tay lại, các anh đã lạm dụng quyền lực rồi. Hãy trả lại cho tôi”.
Giai thoại đó là một hình ảnh mô tả đúng nhất về tội lỗi. Đó chính là sự lạm dụng quyền lực Chúa ban cho chúng ta.
Sau đây là một thí dụ khác. Truyền thông báo chí đang đăng tải một câu chuyện độc đáo về chiếc phản lực cơ siêu thanh bị bắn rơi vì chính viên đạn của mình. Chiếc phản lực cơ đó đã bắn đi một tràng đạn, nhưng chính vì vận tốc của chiếc máy bay quá nhanh, cho nên chính nó đã lao đầu ngay vào tầm đạn của nó.
Một lần nữa, đó chính là tội lỗi. Đó chính là dùng quyền lực của Thiên Chúa trong tay  để bắn lại chúng ta.

Nếu được chấm điểm tổng quát về cách thức bạn sử dụng hồng ân Ngài trao ban, liệu Chúa có cho bạn đậu không ?
Hãy nói chuyện với Chúa về sự thất bại của bạn trong việc sử dụng những ân sủng của Ngài.

*
*     *

NGÀY 2
Hãy suy xét đường lối của ngươi.
                           KHAC-GAI  1,5

Thật khó mà định nghĩa tội lỗi. Có người định nghĩa tội lỗi là “cố tình vi phạm luật Chúa”.
Người khác thì cho định nghĩa này quá vô tư. Tội lỗi có nghĩa còn hơn thế nữa. Đến độ còn làm cho tình nghĩa đối với Chúa bị đứt đoạn. Đó chính là không nghe lời Chúa gọi và khước từ chấp nhận kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta.
Nhưng định nghĩa này cũng không nói lên được toàn bộ vấn đề.Cũng vẫn không thích hợp cho lắm.Vì định nghĩa này có thể đưa đến sự hiểu lầm rằng tội lỗi chỉ xẩy ra khi Thiên Chúa là tiêu đích của việc từ khước của chúng ta mà thôi.
Sự mô tả của Chúa Giê-su về Ngày Phán Xét cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa còn bị khước từ bằng nhiếu cách khác quỉ quyệt hơn mà phần lớn chúng ta nhìn nhận. Chúa Giê-su nói thế này:
Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói khát hoặc bơ vơ hay trần truồng hoặc tù rạc mà không phục vụ đâu ? Bấy giờ Người đáp lại họ rằng: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm  thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho Ta vậy”. (Mat-Thêu 25, 44-45).

Bạn quan niệm tội lỗi trong đời bạn như thế nào ?
Hãy ngắm nhìn hình ảnh Đức Ki-tô trên thập giá để tìm ra một định nghĩa về tội lỗi.

*
*    *

NGÀY 3
Khi Gia-vê nhìn thấy sự dữ của con người đầy dẫy… người hối tiếc rằng đã tạo dựng con người trên cõi thế.
                                                                           SÁNG THẾ 6, 5-6

Cách đây không lâu, tuần báo Times có đăng tải một tin tức khá kỳ dị. Bài báo cho biết tại sao chính phủ phải cho tăng cường số nhân viên an ninh trật tự cho Sở thúDetroit. Lý do của quyết định này không phải là để giữ gìn du khách mà chính là vì sự an ninh của cầm thú bị con người đe dọa.
Trong mấy năm gần đây, số cầm thú bị du khách đi thăm viếng Sở thú hành hạ đã gia tăng nhiều.
 Ví dụ điển hình là một con gấu Úc Châu đã bị nhóm thanh niên ném đá đến chết.
Một con nai mẹ đang có mang đã bị hư thai vì những tiếng pháo do những người thiếu tự trọng ném bừa vào nó, làm cho nó sợ hãi đến phải động kinh.
Và còn nữa, một số dụ khách đã lấy làm vui thích khi ném tàn thuốc xì gà cháy dở lên lưng các con cá sấu. Khi tàn thuốc cháy xuyên da đến thịt, những con vật ấy đã phải rên xiết vì đau đớn, thì họ lại xúm nhau cười thỏa thích.

Bạn giải thích hành vi thiếu trách nhiệm đó như thế nào ?
Bạn hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về việc chính bạn phải làm để giúp ngăn ngừa hành vi ấy.

*
*    *

NGÀY 4
Nỗi kinh hoàng và run sợ ập lấy tôi. Cơn khiếp đảm trùm lấy tôi.
                                                                  THÁNH VỊNH  55,6
Ông Martin Gray lọt lòng mẹ tạiWarsawnăm 1939, khi quân Đức Quốc Xã chiếm đóng Ba Lan. Ông lớn lên khi bức tường ô nhục được xây lên ngăn cách người Do thái ởWarsawvới bên ngoài. Sau đó, tại  Treblinka, chính ông ông là người đã phù giúp khiêng xác người đi chôn tập thể.
Martin mô tả tất cả những điều này trong cuốn sách mang tựa đề “Viết Cho Những Người Tôi Thương” (For those I loved). Trước tiên, đây là một câu chuyện thương tâm kể về sự phấn đấu của ông để biện bạch với chính mình rằng những việc đó đã không thực sự xẩy ra.
Con người không thể nào lấy việc “ném bắt” hài nhi làm thú tiêu khiển và để rồi đánh rơi chúng xuống thềm đá. Con người không thể nào nhẫn tâm xé toạc bụng dạ của những người mẹ đang mang thai. Con người không thể tàn bạo lùa con người như súc vật vào những xe chở súc vật. Con người không thể nào hành quyết, hàng ngàn hàng vạn, con người khác trong phòng hơi ngạt.
Nhưng đó chính là điểm chính trong cuốn sách của ông Gray. “Con người” không thể làm những chuyện như vậy được, nhưng “con người” cũng có thể trở thành những con thú hoang dại nhất.
Martin nêu lên một điểm đau lòng khác. “Không phải chỉ có quân Đức Quốc Xã mới là những con dã thú. Nhưng chính những người quay lưng với những vấn nạn trên cũng là những con dã thú, theo một hình thức riêng biệt khác”.

Thế giới ngày nay có vậy không ? bạn có vậy không ?
Hãy nói chuyện với Chúa để làm thế nào những chuyện như vậy không xẩy ra – đặc biệt là đối với bạn ?

*
*    *

NGÀY 5
Chúng chà đầu những kẻ nghèo hèn…
 và chèn ép những người thấp thỏi
                                 A-MỐT  2, 7

Thật khó lòng hy vọng thấy vị khoa trưởng khoa Tâm lý HoaKỳ chịu đứng lên nói về vấn đề tội lỗi. Nhưng đó lại là điều mà Tiến sĩ Karl Menninger nói lên trong tác phẩm của ông, cuốn “Vì Đâu Có Tội Lỗi” (Whatever became of Sin).
Tiến sĩ Karl Menninger rất khó chịu về những người không muốn thú nhận đã phạm tội. Nhưng ông càng khó chịu hơn với những “tội lỗi tập thể”, là những tội lỗi của những nhóm người đồng phạm tội hoặc do tập thể các quốc gia cùng vi phạm.
Đặc biệt, những loại tội phạm nào mà Tiến sĩ Menninger muốn đề cập đến ? Đó là sự làm ngơ (của xá hội) đối với những khu xóm nghèo nàn của thành phố, sự ô nhiễm môi sinh trên toàn quốc, sự khai thác nhân lực của người di dân trong kỹ nghệ – đây chỉ là một vài “tội lỗi tập thể” làm cho ông kinh sợ. Điều bi thảm trong  “những tội tập thể” này là những cá nhân riêng rẽ, như bạn và tôi, không tự cho mình là có trách nhiệm hay có tội gì cả.
Lời nói của Tiến sĩ Menninger đã làm cho chúng ta tự vấn về trách nhiệm của chúng ta đối với những tội lỗi như vậy, dù là gián tiếp hay bên lề.

Bạn có thể vi phạm những tội lỗi tập thể nào ?
Nếu được hỏi bạn cần phải làm gì đối với những tội lỗi như thế, Chúa sẽ trả lời bạn thế nào ?

*
*    *

NGÀY 6
Hãy tranh đấu cho người hèn yếu…
Giải oan cho kẻ bần cùng khốn khổ.
                       THÁNH VỊNH 82, 3

Sơn Nhân (The mountain People) là một quyển sách ưu tư về một bộ lạc Phi Châu trên đà tuyệt chủng. Vừa đọc chuyện bạn vừa tự hỏi. “Câu chuyện về bộ lạc Ik có dạy chúng ta điều gì về chúng ta không ?” và câu trả lời chắc chắn là “Không !”.
Thoạt tiên, bạn thấy mình có lý. Dân Ik chỉ vừa đủ sức chống chọi để sinh tồn, sau khi bị đánh đuổi ra khỏi vùng đất săn mưu sinh của họ. Thế rồi họ sinh ra ích kỷ. Và câu châm ngôn đầu lưỡi của họ là “Mạnh ai nấy sống”.
Lương thực khan hiếm đến độ người trẻ phải đánh cắp của kẻ già yếu. Cùng với người bệnh tật và yếu đuối, người già cũng bị hắt hủi và chịu chết. Tình thương và sự dịu hiền, như chúng ta đều biết, đã biến mất.
Tác giả củaSơnNhân, ôngColin Turnbull, nhìn thấy một sự tương tự giữa hoàn cảnh của dân Ik và những gì đang xẩy ra nơi xã hội phương Tây. Chúng ta, như dân Ik, đã lựa chọn còn đi cùng con đường vị kỷ và tôn thờ cá nhân. Động cơ chính của chúng ta chính là lòng vị kỷ nơi chúng ta.
Ông Turnbull kết thúc quyển sách của ông bằng ghi nhận não nề. Ông thắc mắc : “Có phải số phận của dân Ik chính là tiền thân của tương lai chúng ta nơi phương Tây không ?”.

Động cơ chính nào đang thúc đẩy đời bạn ?
Hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về động cơ chính trong đời Ngài.

*
*    *

NGÀY 7
Ai sẽ đưa tôi ra khỏi thân xác hư nát này ?
                                            RÔ-MA 7, 24

Con Ruồi Chúa (Lord of the Flies) là câu chuyện về một nhóm học sinh thiếu niên Anh quốc tuổi mười bốn, mười lăm. Chúng nó bị đắm tầu và dạt vào một hòn đảo hoang sau khi chiếc máy bay di tản chúng nó tránh chiến tranh bắt buộc phải đáp khẩn cấp trong vùng biển Thái Bình Dương. Cả viên phi công và viên phụ tá đều tử thương tại chỗ, nhưng chúng nó thì không hề hấn gì.
Thoạt đầu, mọi sự đều trôi chảy. Tất cả đều vui thích cuộc phiêu lưu mạo hiểm hòn đảo. Chúng còn thích thú cả với việc tự lập cho mình một xã hội của riêng chúng và lập ra những luật lệ riêng.
Nhưng dần dần, cuộc sống của chúng trở nên thê thảm hơn. Cãi vã xẩy ra và chúng tách ra thành hai nhóm đối đầu nhau. Kế tiếp là chúng trở nên tàn bạo hơn và bắt đầu giết hại lẫn nhau. May thay, một chiến hạm Anh quốc tìm thấy dấu vết của chúng trên đảo và cứu chúng khỏi cảnh tương tàn.
Nhưng mỉa mai thay, khi lên tàu các thiếu niên này lại phải chứng kiến thêm cảnh thủy thủ thời chiến đang tranh thủ nhau.
Tác giả William Goddings kết luận bằng câu hỏi lạnh ớn xương như sau : “Người lớn cứu vớt trẻ con, nhưng ai sẽ là người cứu vớt họ ?”.

Bạn trả lời câu hỏi của ông Goddings như thế nào ?
Hãy nói chuyện với Chúa Giê-su về lòng hiếu chiến trong thế giới chúng ta và những người theo chân Chúa – tức là bạn – phải làm gì ?

*
*    *

Phụ bản hướng dẫn suy niệm đề tài 8
Bài đọc: Rô-ma 7: 15-24
Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu : vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì tức là tôi đồng ý với Lề Luật và nhận rằng lề Luật là tốt. Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy,  muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, thì tôi cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.
Bởi đó tôi khám phá ra luật này : khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa : nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác : luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội, là luật vẫn nằm sâu trong các chi thể tôi.
Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ?
(Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nhóm Phiên Dịch CGKPV, NXB TpHCM)

*
*    *
Những hướng dẫn ý tưởng suy niệm
 NgàyMột:     Những ân ban và tài năng nào Chúa ban mà bạn cảm thấy
                      bị cám dỗ và sử dụng một cách thiếu trách nhiệm nhất?
 Ngày Hai:      Một lần có người nói: “Không phải tại vì đó là tội lỗi mà
                      điều đó sai, nhưng tại vì điều đó sai nên mới là tội lỗi”.
                     Người đó muốn ám chỉ điều gì? Hình ảnh Đức Ki-tô
                       chịu chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta có làm bạn
                       quan tâm không, khi bạn bị cám dỗ? Tại sao vậy?
 Ngày Ba:       Tại sao con người ngày nay thích vũ lực?
 Ngày Bốn:     Tại sao bạn nghĩ rằng một cuộc thảm sát tập thể có
                        thể – hoặc không có thể – xẩy ra tại châu Mỹ trong
                        thế kỷ thứ 21 ?
 Ngày Năm:     Hãy kể vài tội lỗi tập thể đang xẩy ra trong thành
                         phố của bạn. Bạn có phần chịu trách nhiệm trực tiếp
                         hay gián tiếp và những việc ấy đến mức độ nào?
 Ngày Sáu:       Hãy kể vài dấu hiệu chứng tỏ hay chứng minh rằng
                         việc xẩy ra cho bộ lạc Ik đang bắt đầu xẩy ra
                         cho xã hội phương Tây.
 Ngày Bẩy:       Ông Goddings muốn ám chỉ gì, và câu trả lời của
                         bạn ra sao?

Có người so sánh nhân loại trên trái đất với hình ảnh của những nhân  vật trên màn ảnh truyền hình. Những hình dáng tí hon này sở dĩ hữu hiệu là nhờ vào chiếc máy truyền hình. Có bật máy lên thì họ mới hiện diện. Mà tắt máy thì họ cũng biến theo.

*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=796

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét