Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Suy niệm theo Mark Link, SJ: Thay lời tựa, cách sử dụng

Thay lời tựa
 

            Thể dục thể thao như bơi lội, leo núi, đi bộ, nhảy dây, v.v… làm cho thân thể cường tráng hơn: khí huyết, hơi thở và bắp thịt được nở nang điều hòa. Tóm lại, đó là những cách thức làm cho thể lý được điều hòa và thân hình được khỏe mạnh.
            “Thao dượt tâm linh” – như suy niệm (meditation), chiêm niệm (contemplation) và kinh nguyện – cũng có cùng một mục đích là làm cho linh hồn mạnh mẽ hơn. Nói một cách khác, đó là những cách thức gia tăng sự điều hòa và sức khỏe tâm linh. Những bài “thao luyện tâm linh”, hay suy niệm, trong Thách Đố đều có liên quan đến sự điều hòa và sức khỏe tâm linh này.
            Vì dựa trên Phương Pháp Linh Thao của Thánh I-Nhã, “Thách Đố” (Challenge) cũng được chia Thành bốn phần, tương đương với bốn giai đoạn hoặc bốn tuần:

I. THÁCH ĐỐ
II. QUYẾT ĐỊNH.
III. HÀNH TRÌNH.
IV. KHẢI HOÀN.
            Chương trình “Thách Đố” đã được thử nghiệm tại hai môi trường khác nhau:
            1. với người lớn tại giáo xứ Thánh Elisabeth Seton, Plano, Texas; và
            2. với học sinh Trường Trung học Dòng Tên tại Dallas, Texas.
            Một số nhận định ngắn và cách thức thực hiện Chương trình “Thách Đố” tại hai môi trường nói trên được trình bày nơi phụ bản A.
            Chúng tôi xin được phép sử dụng bản dịch Kinh Thánh của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong các “Phụ bản hướng dẫn đề tài” của tập sách này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

                                        

CÁCH DÙNG SÁCH



Thày:  Con sẽ chết giữa những công việc trần thế, như con cá kia chết trên đất khô. Muốn sống con cá phải tìm về nguồn nước. Còn con, con phải tìm về với thinh lặng



Trò: Như vậy con có cần phải bỏ tất cả công việc của con mà vào tu viện không ?



Thày: Chẳng cần đâu ! Con hãy giữ lấy nhưng hãy tìm về với tâm hồn của con                                                                     

                                                               Anthony de Mello,SJ

          “Thách Đố” được đề nghị áp dụng như một phương thức giúp bạn trở về với tâm hồn của bạn mà vẫn giữ nguyên vẹn các công việc hằng ngày của bạn. Những bài thao luyện trong chương trình “Thách Đố” này được căn cứ vào những tiêu chuẩn “Phương Pháp linh thao của Thánh I-Nhã”. Thông thường thì tham dự viên đi làm linh thao tại một nhà cấm phòng, để họ có thể dành trọn thời gian 30 ngày cho việc thao luyện tâm linh.

          Tuy nhiên, Thành I-Nhã nhận định rằng nhiều người không thể nào có thể dành đủ 30 ngày để thực hiện việc tĩnh tâm này. Vì thế, trong Thư mục thao luyên số 19, ngài giải thích làm thế nào để suy niệm tại gia trong một thời gian lâu dài hơn. “Thách Đố” hy vọng chỉ làm có thế thôi.

          Điều kiện lý tưởng là phải có một linh hướng và chia sẻ nhóm hàng tuần. Vai trò của vị linh hướng được thảo luận trong phụ bản B. Và các buổi họp nhóm nhỏ được đề cập nơi phụ bản C.

          Cách thứ hai là áp dụng phương pháp Thách Đố này một mình với một vị linh hướng.

          Và cuối cùng là phương pháp tự túc, không linh hướng cũng không có họp nhóm. Đây không phải là phương pháp tốt nhất, nhưng có thể áp dụng trong trường hợp bất khả kháng. Nếu bạn áp dụng cách này thì nên thỉnh thoảng cần phải được linh hướng.

          Bây giờ thì chúng ta nói đến “thao luyện tâm linh” hay suy niệm theo Chương Trình Thách Đố.

          Có người nói: “Sách phải đước nếm thử. Có cuốn phải được nếm và nếm. Nhưng chỉ có một ít cuốn là cần phải nếm, nếm và tiêu hóa mới được”. Thách Đố chính là loại sách cuối cùng này, những bài suy niệm trong ngày cần phải được nếm, nếm và tiêu hóa, nghĩa là phải được:

          * khám phá bằng lý trí;

          *nghiền ngẫm trong lòng; và

          *vang dội trong linh hồn bạn – nghĩa là bạn phải lắng nghe bằng đôi tai của linh hồn bạn để nhận định Chúa muốn nói gì với bạn qua những suy niệm.

          Trước khi bắt đầu suy niệm, chúng ta hãy trả lời vài câu hỏi liên quan đến việc suy niệm nói chung.

*

*      *

         

Giờ nào suy niệm tốt nhất ?

            “Thức dậy thật sớm trước khi mặt trời mọc, Chúa Giê-su đã tìm nơi vắng vẻ để cầu nguyện”              MAC-CÔ 1, 35



            Người buôn bán địa ốc thức dậy thật sớm để cầu nguyện, viên kỹ sư đọc Thánh Kinh và cầu nguyện trong giờ ăn trưa, vị giám đốc sản xuất của một cơ sở điện toán cầu nguyện khi con cái đều đi ngủ.                          Ralph Martin



            Có vài người không thích lập thời khóa biểu để cầu nguyện. Họ cứ muốn cầu nguyện hay suy niệm tùy hứng mà thôi. Nghe thì được, nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Theo nhu cầu thời đại ngày nay, nếu bạn không sắp xếp giờ giấc để suy niệm, bạn sẽ không bao giờ suy niệm cả.

          Khi hai người bạn muốn trở nên thân thiết hơn, họ phải thu xếp thời giờ để gặp nhau trò chuyện. Họ không phó mặc cho may rủi. Đây cũng là chân lý đối với việc đào sâu mối thân tình với Thiên Chúa.

          Sau đây là vài giờ suy niệm thuận tiện:

          *sau khi thức dậy buổi sáng,

          *trong lúc ăn trưa,

          *sau khi tan sở về nhà,

          *ban đêm trước khi đi ngủ.

          Một lần nữa, tìm được một thời gian thuận tiện cho bạn cũng cần phải làm vài cuộc thí nghiệm, nhưng cũng đáng công lắm đấy.

 *

*      *



Nên suy niệm ở đâu ?

          Hãy vào phòng của các con, khép kín cửa lại và cầu nguyện cùng Cha các con ở trên trời.

                                                                                                                          MAT-THÊU 6,6



            Có người suy niệm trên xe buýt, có kẻ ngồi suy niệm nơi sở làm hoặc ngồi nơi công viên. Nhưng nếu muốn không bị ngăn cản khi suy niệm, chúng ta nên tìm nơi riêng biệt.

          Địa điểm suy niệm dĩ nhiên là phải có những lợi ích. Ví dụ như bạn muốn nằm dài để suy niệm. Hoặc bạn muốn nói chuyện với Chúa một cách lớn tiếng . Hoặc bạn có thể hoa tay múa chân, chỉ tay lên trời, như vài thánh nhân vẫn làm. Nhưng bạn không thể nào làm được nơi công cộng. Kết quả là những buổi suy niệm của bạn đã bị hạn chế ngay từ lúc đầu.

          Chúa Giê-su cầu nguyện tại chỗ riêng. Phúc âm nói rằng: Chúa Giê-su “đi lên núi mà cầu nguyện”. (Lc 6,12). Và đâu đó có nói rằng: Chúa Giê-su “đi xa vào nơi vắng vẻ, để cầu nguyện” (Mc 1,35). Bạn có thể thí nghiệm tại vài nơi suy niệm như sau:

          *phòng ngủ của bạn,

          *một phong ít dùng trong nhà,

          *hay bất cứ phòng nào vắng vẻ sau khi gia đình đều nghỉ ngơi hoặc trước khi gia đình thức dậy vào buổi sáng.

          Địa điểm suy niệm quan trọng ở chỗ là làm sao giúp bạn cầu nguyện dễ hơn. Cách tốt nhất cho bạn là thử rồi xem. Đừng ngã lòng nếu bạn có tốn giờ để tìm được một địa điểm “riêng” của bạn.



*

*      *

 Suy niệm trong vị thế nào tốt nhất ?

            “Sau khi quì xuống… Chúa Giê-su bắt đàu cầu nguyện” LU-CA 22, 41



            Bạn phải mất bao nhiêu giờ cho công thức làm cho bạn được trẻ đẹp, sáng sủa và hấp dẫn hơn – mà làm bạn hài lòng ? Chắc hẳn là nhiều. Nhưng bí quyết chắc chắn nhất

là bạn phải thâm nhiễm những thứ đó vào trong chính thân thể của bạn. Bạn phải dùng đôi ba phút khi này, vài phút lúc kia để kiểm soát lại dung mạo của bạn. Warren Young



            Vị thế suy niệm và cầu nguyện cũng rất quan trọng. Chúa Giê-su chẳng những cầu nguyện trong vị thế quì gối, nhưng Ngài còn nằm để cầu nguyện nữa (Mt 26, 39). Sau đây là vài vị thế cầu nguyện thích hợp:

          * ngồi thẳng lưng trên ghế, đôi bàn chân đặt trên sàn nhà,

          * quì gối bên giường ngủ,

          * nằm dài thẳng lưng,

          * ngồi tựa sát tường, hai chân bắt chéo, hai tay đặt trên gối.

          Vị thế cuối cùng này giúp cho nghỉ ngơi mà tinh trí. Cần phải tập luyện một thời gian vài tuần mới có thể quen thuộc được, nhưng cũng đáng công. Lần nữa, bạn phải thử xem rồi mới tìm ra một vị thế cầu nguyện thích hợp được.


*

*      *



Cần phải viết nhật ký suy niệm không ?

            “Hãy lấy cuộn giấy và ghi lại những lời Ta nói với ngươi” GIÊ-RÊ-MI-A  36, 2

           

            Loại nhật ký này chỉ đơn giản là một quyển vở bạn dùng để ghi chép lại những đánh động, cảm nghiệm và quyết tâm của bạn trong lúc suy niệm. Chỉ nên vắn tắt. Viết lại vài hàng cũng đủ rồi. Để tiện cho bạn, sách Thách Đố có chừa cho bạn chỗ phía bên dưới của một bài suy niệm, để bạn ghi nhật ký của bạn.

          Các vị linh hướng đề nghị việc ghi nhật ký là vì nhiều lý do. Thí dụ, có một người trẻ vì bận rộn đã bỏ quên không suy niệm trong một thời gian khá lâu. Một hôm, tình cờ anh thấy quyển nhật ký của anh, và anh bỏ việc đang làm và bắt đầu giở nhật ký ra đọc. Sau cùng, anh thú nhận: “Đọc lại những dòng nhật ký suy niệm, tôi cảm thấy phấn khởi trở lại để tiếp tục suy niệm hằng ngày”.

          Sau đây là một đoạn nhật ký làm thí dụ:

          11 tháng 8, lúc 6 giờ sáng

          Hôm nay tôi ngồi tựa lưng vào tường để suy niệm. Vị thế này với tôi có thể thoải mái hơn nằm trên giường.

          Trong lúc suy niệm, tôi ao ước làm hòa với một người mà tôi đã có xa lánh một thời gian khá lâu.

*

*      *



Suy niệm như thế nào ?

“Đây là cách các con cầu nguyện”  MAT-THÊU 6, 9

          Thể thức suy niệm những bài trong sách này đều như nhau. Có 3 bước suy niệm:

          1. Chuẩn bị: để lập bối cảnh suy niệm

          2. Hiện diện: để tạo bầu khí suy niệm

          3. Cầu nguyện: để suy niệm

1. Chuẩn bị

            Bắt đầu bằng việc suy tưởng về những ơn bạn đã xin trong lúc suy niệm. Những ân sủng này thay đổi hàng tuần và được đề cập đến trong phần giới thiệu đầu tuần.

          Kế đến, đọc một đoạn Kinh Thánh dùng làm chủ đề trong ngày. Đọc xong nên lắng lòng vài giây cho các ý tưởng ngấm vào hồn bạn.

          Cuối cùng, đọc lại đoạn Phúc âm trên thật chậm và trang trọng, vì đó là lời Chúa.

2. Hiện diện.

            Trong bước thứ hai này bạn đặt mình trước mặt Chúa, bằng cách nhắm mắt lại, điều hòa hơi thở và để cho thân xác bạn được thoải mái.

          Việc tập trung vào hơi thở sẽ làm bạn nhớ đến sự hiện diện của Chúa với bạn. Sách Sáng Thế viết: “Thiên Chúa… tạo ra con người…Ngài thổi hơi thở vào mũi hắn và đem sự sống đến…” (St 2, 7)

          Hơi thở cũng chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, như Chúa Giê-su nói với các tông đồ: “Bình an cho các con. Như Cha sai Thày thế nào, Thày cũng sai các con như thế”. Và Ngài thổi vào họ mà nói: “Hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 21-22)

          Khi bạn nhận thức được sự hiện diện của Chúa (ví dụ khi bạn cảm thấy tâm hồn thât tĩnh lặng và bình an) thì đừng làm gì thêm cả. Hãy giữ nguyên vị thế đó, lòng mở rộng và nói chuyện với Chúa trong thinh lặng – nếu tình trạng này kéo dài suốt buổi suy niệm cũng không sao. Cố sức để làm cho bạn cảm thấy có sự hiện diện của Chúa là một cố gắng sai lạc. Cảm nghiệm Chúa đến với bạn là một ân sủng Ngài ban cho chúng ta nhưng không. Việc của bạn là sẵn sàng mở lòng làm theo thánh ý Ngài.

3. Cầu nguyện

            Khi đã cảm thấy có sự hiện diện của Chúa, bạn hãy bắt đầu chiêm niệm về đoạn Kinh Thánh và cầu nguyện. Phần cuối của mỗi đề tài suy niệm có một số câu hỏi hướng dẫn để giúp bạn chiêm niệm. Những câu hướng dẫn đó chỉ có mục đích gợi ý, bạn có thể sử dụng tùy tiện.

          Trước khi chấm dứt buổi suy niệm, bạn nên làm hai việc:

          *đọc lại thật nghiêm trang đoạn Phúc âm,

          *tâm tình với Chúa tự đáy hồn mình, theo như Thánh Linh hướng dẫn bạn.

          Một điểm cuối cùng: Đừng tò mò đọc trước để biết những gì sắp đến. Hãy để cho chương trình suy niệm tuần tự đến.

          Bây giờ thì bạn đã sẵn sàng để bước vào cuộc phiêu lưu kỳ thú của thế giới suy niệm rồi đấy. Nhưng ly kỳ bao nhiêu. Cái đó tùy thuộc nơi lòng can đảm của bạn và sự thách thức Chúa dành riêng cho bạn trong khi bạn muốn đào sâu mối liên kết với một Thiên Chúa đầy tình yêu.



*

*    *



Cách thức suy niệm hằng ngày

1. Khởi nguyện trước khi suy niệm

Lạy Cha,

Cha đã tạo dựng con và dã đặt con vào thế giới này vì một mục đích.



Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã chết cho con và đã gọi con để hoàn thành công việc của Chúa.



Lạy Chúa Thánh Thần,

Xin giúp con thực hiện công trình mà vì đó Chúa đã tạo dựng và đã gọi con.



Trước sự hiện diện và vinh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,

Con bắt đầu suy niệm.



Xin cho mọi tư tưởng và cảm nghiệm thiêng liêng của con,

Được bắt nguồn từ nơi Chúa, Và được hướng đến vinh quang Ngài.



2. Tiến trình suy niệm

-ĐỌC bài suy niệm với tâm tình cầu nguyện (khoảng một phút).

-SUY NGHĨ về những điều đánh động bạn nhất trong bài suy niệm. Tại sao?  (khoảng 4 phút).

-NÓI với Chúa về những cảm nghĩ của bạn (khoảng 1 phút).

-KẾT THÚC suy niệm đọc kinh Lạy Cha chậm rãi và cung kính.
                                                                                                       
                                                                                     Nhóm thực hiện

*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=353

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét