Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Những nền tảng Thần học của diakonia (phần 2)



Những nền tảng Thần học của diakonia (phần 2)
Đức Tổng Giám Mục Jeremias
Wroclaw và Szcecin, Ba lan

Ý thức của Giáo hội tiên khởi về việc phục vụ
Edaurd Schweizer đã nghiên cứu sâu về các khái niệm nói lên “sự phục vụ” của Đức Kitô. Vào thời xuất hiện các bản văn Cựu ước, có 4 từ Hy Lạp diễn tả khái niệm này: (sự hoàn thành), APXH (sự lãnh đạo), TIMH (danh dự) và (phục vụ công cộng). Ngoại trừ từ đầu tiên thì các từ khác đều có cùng một nghĩa trong Cựu ước, nhưng chỉ nói đến việc phục vụ của người Do Thái và Hy Lạp – La Mã, thỉnh thoảng mới đề cập đến Đức Kitô và cả cộng đoàn tham dự vào sự phục vụ của Ngài. Thay vào đó, ngoài xã hội đã sử dụng động từ “diaconio” để diễn tả tất cả các hình thức phục vụ của người môn đệ Đức Kitô.


Vì vậy, diakonia là một khái niệm tổng hợp của nhiều loại hoạt động phục vụ. Đối với chủ đề của chúng ta, ngoài những ý nghĩa trên, từ diakonia còn có nghĩa là việc loan báo Tin Mừng (Eph 5,607), cũng như việc phục vụ của các Tông đồ nói chung (1 Cr 3,5), việc lạc quyên cho vùng Palestine, nhất là cho cộng đoàn Giêrusalem (2Cr 8,4).

Hoàn cảnh trên cho thấy diakonia không tách rời khỏi đời sống thống nhất của Hội Thánh, nhưng là một yếu tố thiết yếu của Hội Thánh.


Việc kêu gọi sự đóng góp của cộng đoàn Ma-kê-đô-ni-a và A-khai-a (Rm 15,25; 2Cr 1,8-9) không chỉ dành để trợ giúp các Kitô hữu đang chịu đau khổ ở Palestine, nhưng còn là cách diễn tả cụ thể của tính cộng đoàn và tình liên đới của mọi Kitô hữu, làm cho chúng ta hiểu được tính Công giáo đích thực và sự hiệp nhất của Hội Thánh như một thực tại rất sống động.

Lịch sử  ra đời của chức phó tế trong Hội Thánh được đề cập trong sách Cv 6,1-6 không hề làm thay đổi ý nghĩa trên của diakonia. Sự kiện các tông đồ miễn cưỡng phải bỏ qua việc phục vụ bữa ăn để có thể chu toàn sứ vụ phục vụ Lời Chúa không làm mất đi ý nghĩa đích thực của bản chất diakonia của hội Thánh. Thực tế thì các Tông đồ không thể chu toàn cả hai bổn phận phục vụ bữa ăn và rao gảing, vì số các tín hữu gia tăng. Từ sách Công vụ Tông đồ, chúng ta biết được rằng các phó tế do các tông đồ đặt lên, nhưng không chỉ là để lo chuyện ăn uống. Việc đặt tay của các Tông đồ đem lại đoàn sủng của việc phục vụ truyền giáo. Một trong số bảy phó tế là Philip đã làm phép rửa cho một người Ethiopia. Vị phó tế khác là thánh Stephano đã được phúc đội triều thiên tử đạo khi rao giảng Tin Mừng.
“Có những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc Ky-rê-nê và A-lê-xan-ri-a, cùng với một số người gốc Ki-li-ki-a và A-xi-a, đứng lên tranh luận với ông Tê-pha-nô.  Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông.” (Cv 6,9-10)

Trách nhiệm diakonia vì sự thăng tiến toàn diện của sáng  tạo.
Khi hiểu việc loan báo Tin Mừng là diakonia thì không thể không loan báo một Đấng đem lại giá trị cao cả nhất là ơn cứu độ. Vì thế, sứ mệnh diakonia có thể được xem là lời tiên báo về thực tại Nước Thiên Chúa, và không chỉ mình con người mới được tham dự vào thực tại này, nhưng còn có muôn loài khác.

Đoạn cuối Tin Mừng theo thánh Mc 16,9-20 được tranh luận rất nhiều, nhưng cho thấy một xác định rất rõ về việc loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (16,15). Việc loan báo Tin Mừng được trao phó cho con người như một triều thiên cho thụ tạo (Mc 16,16 và Cl 1,18-20). Sự hoán cải và phép rửa được nói tới trong Rm 6,5 như một sự hiệp nhất với Đức Kitô không phải là kết thúc cho hành trình thăng tiến thiêng liêng của một con đường. Mục đích tối hậu vẫn chưa đạt đến. Tham dự vào mầu nhiệm thân thể Đức Kitô, nghĩa là thành chi thể của Hội Thánh chỉ là bước khởi đầu của một đời sống trong Đức Kitô (Gl 2,19-20). Cuộc sống này không có điểm kết và không giới hạn trong tính cách cá nhân. Sự hoàn thành của nó đạt tới trong đời sống của một cộng đoàn tín hữu, nghĩa là trong đời sống của Hội Thánh. Qua Hội Thánh, sự khôn ngoan muôn vẻ của Thiên Chúa được “các nhà lãnh đạo biết đến trong các thực tại Nước Trời”, nghĩa là mọi thụ tạo đều nhận biết sự khôn ngoan ấy.

Lá thư gởi tín hữu Roma cũng cho chúng ta biết về một niềm hy vọng vững chắc rằng mọi thụ tạo đang mong chờ sự tỏa rạng của con cái Thiên Chúa, “muôn loài thụ tạo được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,21).

 Chuyển ngữ: Anna Thanh Huyền, FMA
http://www.caritasvietnam.org/Default.aspx?tabid=87&ctl=ViewNewsDetail&mid=372&NewsPK=3954

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét