Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Đề tài 15: Tiếng Gọi Của Vua

ĐỀ TÀI 15
Tiếng Gọi Của Vua
Chúa Giê-su Khác Các Lãnh Tụ Khác Thế Nào ?
“Ta là đường là sự thật và là sự sống”
                                  GIO-AN 14, 6

          Đại tướng Bertrand nói rằng Đức Giê-su không phải là Con Thiên Chúa, mà chỉ là một lãnh tụ hấp dẫn y như chính Napoleon.
          Napoleon không đồng ý, vì Đức Giê-su đã làm được những điều mà chưa có một lãnh tụ trên thế gian này có thể làm được. Ngài đã có thể chuyển ban một cái gì của chính Ngài cũng như quyền lực của chính Ngài cho những kẻ đi theo Ngài, Napoleon nói như sau :
          Tôi biết người ta, và tôi muốn nói với anh là Đức Giê-su Ki-tô không phải là một con người…Tôi đã thúc đẩy được một đám đông khiến cho họ sẵn sàng chết vì tôi…ánh mắt như thiên lôi, âm thanh của giọng nói tôi, chỉ một lời tôi nói cũng đủ hâm nóng trái tim họ. Thực sự là tôi có bí quyết như quỷ thuật để nâng các tâm hồn lên, nhưng tôi chưa bao giờ có thể chuyển giao quyền lực ấy cho một người khác. Không có tướng lãnh nào dưới quyền tôi đã học được nơi tôi điều này ; và tôi cũng không có phương thế để rao truyền tên tuổi của tôi và nuôi dưỡng lòng yêu thương được dành cho tôi nơi trái tim mọi người.
Các bài tập suy niệm sau đây chú trọng vào Chúa Giê-su và sự khác biệt của Ngài với các lãnh tụ hấp dẫn khác. Ơn bạn xin cho mỗi bài tập là :
          Lạy Chúa, xin tỏ cho con thấy Chúa khác mọi lãnh tụ hấp dẫn khác.
          Trong tuần tới, Chúa Thánh Thần có thể đem đến trong tim bạn lòng ham muốn mở Thánh Kinh ra và đọc về Chúa Giê-su. Phúc âm của Mác-Cô rất tốt. Mác-Cô ít chú trọng đến những gì Chúa Giê-su nói và nhấn mạnh nhiều hơn đến những gì Chúa Giê-su làm. Alexander Jones đã nhận xét như sau :
          Điều này không có nghĩa là Phúc âm Mác-Cô chỉ là một bài ca không lời. Mà muốn nói rằng vì có ít lời nên chúng ta được tự do hơn để tận hưởng âm điệu trong con người và hành động của Chúa Giê-su.


*
*    *
NGÀY 1
Chính Đức Giê-su Ki-tô đã để lại cho anh em
 một tấm gương, để cho anh em sẽ theo bước chân Người.
                                                            1 PHÊ-RÔ 2, 21.
          Ngày xưa có một hoàng tử đẹp trai lưng gù. Tật nguyền này ngăn không cho chàng trở nên vị hoàng tử chẳng mong muốn. Một ngày kia nhà vua cho một vị điêu khắc đại tài tạo một bức tượng của hoàng tử. Tuy nhiên bức tượng lại cho thấy một hoàng tử lưng thẳng. Nhà vua đặt bức tượng trong công viên của tư thất hoàng tử. Khi hoàng tử thấy bức tượng này. Nhịp tim chàng đập mạnh hơn. Nhiều tháng đi qua, và người ta bắt đầu xì xào « Dường như lưng hoàng tử không còng nhiều như trước ». Khi hoàng tử nghe được, tim chàng lại đập mạnh hơn. Bây giờ chàng dành nhiều thì giờ hơn trước để nghiên cứu bức tượng và suy niệm. Rồi một ngày kia, một chuyện lạ xẩy ra, hoàng tử thấy mình đứng thẳng như bức tượng.
          Câu chuyện này là một dụ ngôn cho bạn và tôi. Chúng ta cùng sinh ra để làm hoàng tử và công chúa. Nhưng một tật nguyền ngăn không cho chúng ta trở nên con người chúng ta mong ước. Rồi một ngày kia, Chúa Cha gửi Con Một của Ngài xuống thế gian để tỏ cho chúng ta biết chúng ta phải ra sao. Chúa Giê-su đứng ngay thẳng về đường thiêng liêng, và khi chúng ta nhìn Ngài, trái tim chúng ta đập mạnh hơn.

Có cái gì nơi Chúa Giê-su làm cho trái tim chúng ta đập mạnh hơn ?
          Hãy nói với Chúa Giê-su về những gì nơi Ngài làm nổi bật những khía cạnh tốt nơi bạn.
*
*    * 

NGÀY 2
Chúa Giê-su Ki-tô quyền năng và vinh hiển muôn đời.
                                              KHẢI HUYỀN 1, 6
          Đây là một người trẻ sinh ra trong một ngôi làng tồi tàn, con của một bà nhà quê. Chàng làm việc trong một xưởng mộc cho đến khi Chàng 30 tuổi…Chàng không hề viết một cuốn sách. Chàng chưa bao giờ có chức vị. Chàng chưa bao giờ có một căn nhà. Chàng chưa hề đi học đại học…Chàng chưa bao giờ làm điều gì phi thường. Chàng không có bằng cấp chứng chỉ.
          Khi Chàng còn trẻ làn sóng dư luận trở ngược chống lại Chàng. Các bạn Chàng chạy trốn. Chàng bị đem nộp cho quân thù…Chàng bị đóng đinh vào thập giá giữa hai kẻ trộm. Trong khi Chàng hấp hối quân dữ rút thăm áo của Chàng, một sở hữu duy nhất của Chàng có trên dương thế. Khi chàng chết, xác Chàng được bỏ trong một nấm mồ cho mượn, nhờ lòng thương xót của một người bạn. Hai mươi thế kỷ đã đến và qua đi, và ngày nay Chàng là… vị lãnh tụ của đoàn binh tranh đấu cho sự tiến hóa của nhân loại. Tôi không nói quá khi tôi cho rằng nếu đem tổng hợp lại tất cả các đoàn quân binh đã từng tham chiếu, và tất cả các vị vua chúa đã từng trị vì, họ cũng không có thể ảnh hưởng đến đời sống con người trên trái đất này bằng Cuộc Sống Cô Đơn ấy.
                                                                                                    Vô Danh

Đọc lại câu chuyện này thật chậm. Ngừng sau một đoạn để nói với Chúa Giê-su và lắng nghe Ngài nói với con tim bạn.,

*
*    *

NGÀY 3
Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong
 bóng tối,nhưng sẽ có được ánh sáng của sự sống.
                                            GIO-AN 8, 12
          Nhiều năm trước đây báo Readers’ Digest yêu cầu 11 : G.Wells lựa chọn một nhân vật vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Wells không phải là một Ki-tô hữu đã chọn Đức Giê-su. Ông nói ông nhận thức được rằng rất nhiều người coi Đức Giê-su « hơn là một con người ». Nhưng là một sứ giả, ông phải bỏ qua sự kiện này. Ông phải coi Đức Giê-su như một con người, « cũng như một họa sĩ phải vẽ Ngài như một con người ».
          Tại sao Wells lại xếp Đức Giê-su đứng hạng nhất ? Sau đây là lý do ông dùng để giải thích :
          Địa vị đó thuộc về Ngài vì những ý tưởng thâm sâu Ngài đã truyền dạy-tầm quan trọng thâm sâu của con người dưới Cương Vị làm Cha của Thiên Chúa và quan niệm về Thiên Quốc. Đó là một trong những sự thay đổi lối nhìn toàn diện đã kích động và cải tiến tư tưởng của nhân loại… Trắc nghiệm của một sử gia về sự vĩ đại của một cá nhân là « Người ấy đã để lại  hạt giống gì cho mọc lên ? » Người ấy có buộc nhân loại phải suy nghĩ theo những dòng tư tưởng mới của mình với một sự hăng hái tiếp diễn mãi mãi sau khi người ấy qua đi ? Với sự trắc nghiệm này, Đức Giê-su chiếm giải nhất.
          Chúa Giê-su đã để lại cho bạn những dòng tư tưởng mới lạ nào giúp cho bạn suy tư kể từ khi bạn bắt đầu suy niệm thường xuyên ?
          Xin hãy nói chuyện với Đức Giê-su về ước muốn trưởng thành trong mối liên hệ của bạn với Ngài.

*
*    *

NGÀY 4
Ta là cây nho, chúng con là cành. Ai ở trong Ta và
Ta ở trong kẻ ấy, thì kẻ ấy sẽ sinh nhiều hoa trái.
 GIO-AN 15, 5
          Napoléon nói về khả năng hấp dẫn của ông trong việc lãnh đạo như sau : « Thực sự là tôi có bí quyết về quyền lực mầu nhiệm để có thể nâng các tam hồn lên ».
          Đức Giê-su cũng có quyền lực này, nhưng ở một cao dộ to lớn hơn rất nhiều- chính Napoléon cũng phải công nhận như vậy. Và đây chính là điều làm cho Đức Giê-su khác hẳn các lãnh tụ khác.
          Các lãnh tụ khác có thể kích động chúng ta. Họ có thể có ảnh hưởng về tâm lý trên chúng ta. Đức Giê-su mặt khác không những ảnh hưởng trên chúng ta về tâm lý mà còn cả về tâm linh nữa.
          Điều này có nghĩa gì ? Có nghĩa là các lãnh tụ khác chỉ có thể dấy động cảm xúc và kích thích trí tưởng tượng của chúng ta. Họ không thể truyền dẫn cho chúng ta chính linh hồn của họ. Họ không thể đi sâu vào bên trong chúng ta và cho chúng ta một phần của quyền năng và sức mạnh cá nhân của họ.
          Ngược lại, Đức Giê-su có thể làm điều này. Ngài có thể đặt thần khí bên trong chúng ta. Ngài có thể chia sẻ với chúng ta quyền lực của Ngài. Ngài có thể đi sâu vào tâm lý chúng ta, trái tim chúng ta và giúp chúng ta trở nên con người mà chúng ta không bao giờ có thể tự đạt thành.

         
Hãy nhớ lại một lần bạn có kinh nghiệm về quyền năng và thần khí của Chúa Giê-su bên trong bạn.
          Xin hãy nói với Chúa Giê-su về cách thức bạn có thể mở lòng hoàn toàn hơn cho quyền năng và thần khí biến cải này.

*
*    *
NGÀY 5
Ta đứng ngoài gõ cửa. Nếu có ai nghe tiếng Ta
và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà và dùng bữa với người ấy.
                                         KHẢI HUYỀN 3, 20
          Paul Stookey nổi tiếng trong nhóm tam ca “  Peter, Paul and Mary”. Trong cuộc đời sự nghiệp của anh, có một lúc Paul bất mãn với đời và anh quay về với Tân ước. Sau này anh cho biết:
          “Tất cả những sự thật tôi tìm kiếm đều chứa đựng trong cuộc đời của Con Người này… Thật là kỳ diệu… Nhưng tôi chưa hề ý thức rằng Người này có thể chính là Con Thiên Chúa… Tôi bắt đầu mang cuốn Thánh Kinh bên mình. Tôi cảm thấy y như có một người anh em ở bên cạnh”.
          Rồi Paul gặp một người kia sau hậu trường tại một cuộc trình diễn ở Austin, Texas. Anh nói:
          Anh chàng này khiến cho việc đọc các đoạn Phúc âm có ý nghĩa… Do đó, chao ôi, tôi bắt đầu cầu nguyện với anh, và xin Giê-su đến để chiếm ngự cuộc đời tôi. Và tôi bắt đầu khóc và anh chàng ấy cũng bắt đầu khóc. Ngày ấy thay đổi đời tôi”.

          Phúc Âm đóng vai trò nào trong đời sống bạn?
          Xin hãy nói với Chúa Giê-su bằng cách nào các đoạn Phúc Âm có thể bắt đầu nuôi dưỡng trái tim và linh hồn bạn một cách mạnh mẽ hơn.

*
*    *

NGÀY 6
Đức Giê-su gọi các môn đệ đến bên cạnh mình và
 chọn nhóm Mười Hai mà Ngài gọi là các Tông Đồ.
                                                      LU-CA 6, 13
          Có người nhận xét một cách mỉa mai rằng đối với những công tác giản dị như khám phá ngoại tầng không gian, chúng ta lựa chọn những khoa học gia xuất sắc. Nhưng đối với những công việc khó khăn hơn, như quyết định ai vô tội ai có tội, chúng ta lại lựa các thường dân.
          Chúa Giê-su cũng làm như vậy. Khi cần người để nối tiếp công trình của Ngài dưới thế gian, Ngài không chọn những chính trị gia  khôn ngoan hay những vị lãnh tụ uy quyền thời đó. Một người được chọn là Mat-thêu, một người thu thuế. Một người khác là Simon, một anh phá rối và số còn lại là những người chài đánh cá hôi hám.
Chúa Giê-su biết rõ việc mình làm. Điều mà Ngài cần không phải là những trí tuệ cao cả mà những trái tim vĩ đại. Không phải là trí hiểu biết phi thường, mà là lòng tin mạnh mẽ vào Chúa Giê-su, Ngài nói:
          Ta không chỉ cho anh em một vì sao để anh em đi theo. “Ta là ánh sáng” (Gioan 8, 12).
Ta không chỉ một con đường cho anh em đi. « Ta là đường » (Gioan 14, 6).
Ta không chỉ cho anh em một đời để sống. « Ta là sự sống ». Gioan 11, 25).

Bạn có trái tim loại nào ?
          Xin hãy nói với Chúa Giê-su về cách thức bạn có thể mở lòng rộng hơn để hoàn toàn ôm trọn sự hiện diện biến cải của Ngài.

*
*    *

NGÀY 7
Nhiều kẻ theo Đức Giê-su rút lui và không còn đi theo
Ngài nữa. Do đó Ngài hỏi mười hai môn đệ :
 « Còn anh em – anh em cũng muốn bỏ đi sao ? »
                                                        GIOAN 66, 67
          Vở nhạc kịch 1776 đề cập đến những ngày và tuần lễ nguy kịch trong lịch sử của Hoa kỳ trong khi các nhà lập quốc bàn cãi về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập :
          Tại một điểm trong cuộc thảo luận, số phận của quốc gia Hoa Kỳ giống như một cái cột đứng giữa vùng cát ướt. Cột này có thểđổ về bất cứ phía nào : đổ ngược về phía quá khứ và tiếp tục bị đô hộ bởi Anh quốc, hay về phía trước hay tương lai nơi có một sự tự do mới khám phá.
          Một đêm kia, John Adam, một trong những chiến sĩ tranh đấu cho tự do, hết sức lo âu về chung cuộc. Đứng một mình trong bóng tối của Sảnh Đường Tự Do, ông đã bắt đầu hát lên những lời sau đây : « Có ai ở ngoài kia không ? Có ai lo lắng cho việc này không ? Có ai thấy điều tôi đang thấy ? ».
          Đó chính là những lời Chúa Giê-su đang hát ngày hôm nay trong thế giới tối tăm của chúng ta. Ngài đang hát một mình, hy vọng rằng những ai có tấm lòng cao thượng sẽ nghe tiếng Ngài : « Có ai ở ngoài kia không ? Có ai lo lắng không ? Có ai thấy điều tôi đang thấy ? »

          Hãy trả lời Chúa Giê-su bằng ba câu trả lời của chính cá nhân bạn.
          Hãy nói với Chúa Giê-su về sự sẵn sàng của bạn để cộng tác với Ngài trong mục đích cao cả này.
*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=4033

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét