PHỤ BẢN : THÁCH ĐỐ
A – B – C
* A : Việc thực hiện Chương Trình Thách ĐốThách Đố được thí nghiệm với hai môi trường hoàn toàn khác nhau: với học sinh trường Trung Học Dòng Tên tại Dallas, Texas, và với người lớn trong Giáo xứ Thánh Elizabeth Seton tại Plano, Texas.
Trước tiên, tại trường Trung Học Dòng tên. Một tháng trước khi khởi sự, cha Patrick Koch đã gửi thư này đến 15 học sinh:
Cha hy vọng rằng mùa hè năm nay sẽ là một mùa thích thú và hữu ích cho con… Đây là thư mời – sẽ là cha sẽ đề nghị một việc mà các con có thể từ chối hay chấp nhận.
Trong năm sắp đến, cha muốn áp dụng một chương trình cấm phòng và canh tân tâm linh với vài học sinh lớp 12, nhưng ai tham dự thì cần phải bỏ ra ít nhất là 10 phút mỗi ngày để suy niệm, và cần phải họp nhau mỗi tuần một lần sau giờ học trong thời gian khoảng nửa giờ.
Quyển sách suy niệm mà chúng ta sẽ dùng là cuốn Thách Đố. Đây là quyển sách đầu tiên trong một chương trình gồm có bốn quyển sách. Nhưng đức tính cần thiết mà tham dự viên bị đòi hỏi là phải có sự tin tưởng vào việc suy niệm hằng ngày và lòng sốt sáng thăng tiến đời sống tâm linh bên trong. Cha hy vọng rằng những học sinh tham gia chương trình này sẽ thực sự trở nên muối trong cộng đồng học đường.
Buổi họp mặt đầu tiên sẽ bắt đầu lúc 3:30 chiều ngày thứ Sáu, ngày bán sách, tại văn phòng của cha. Nếu con tham gia vào nhóm nhỏ này, con có thể gọi điện thoại cho cha biết trong vòng hai tuần sắp tới. Nếu con cảm thấy không thuận tiện lúc này, thì hãy chờ dịp tới. Cha chỉ muốn con biết rằng con được biết rằng con đã được một người nào đó giới thiệu với cha mà thôi, mà người đó lại nghĩ rằng con rất xứng đáng, cũng như cha nghĩ vậy.
Có mười học sinh đã chấp nhận lời mời gọi. Đây là con số gấp đôi con số mà cha Koch đã dự liệu. Sau đó, Cha đã gửi thư xác nhận với mười học sinh đó, nhấn mạnh sự cam kết với hai điều kiện là suy niệm hằng ngày và họp nhóm hằng tuần.
Cuộc thí nghiệm thứ hai xẩy ra với người lớn thuộc Giáo xứ Thánh Elizabeth Seton tại Plano, Texas. Chính tác giả đã mời gọi trong thư đăng trong bản tin giáo xứ như sau:
Một chương trình suy niệm kéo dài 6 tuần theo Linh Thao Thánh I-Nhã do cha Link dự định tổ chức với một nhóm cầu nguyện gồm có 10 tham dự viên. Chương trình này đòi hỏi hai điều cam kết: (1) mười phút suy niệm hằng ngày, và (2) tham dự những “ buổi chia sẻ” hàng tuần. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc bà Maggie Herrod trước ngày Bảy tháng Chín tại văn phòng phụ trách Giáo Lý.
Có mười người ghi danh. Tuy nhiên chỉ có 5 người nam và 5 người nữ đầu tiên được lựa chọn.
Mặc dù những bài suy niệm trong Chương trình Thách Đố đòi hỏi phải hoàn tất trong 13 tuần lễ, nhưng tác giả và Văn Phòng Mục Vụ Giáo Lý Người Lớn đều đồng ý rằng nếu áp dụng đầy đủ sẽ làm cho nhiều người ngao ngán. Do đó, mọi người chỉ cam kết thí nghiệm trong 6 tuần mà thôi. Tác giả cũng sẽ đề nghị các linh mục chánh xứ và các VP Mục Vụ Giáo Lý Người Lớn nên áp dụng thử cách thức này.
Thời gian thuận tiện nhất để thực hiện chương trình này là vào Mùa Chay. Sáu tuần lễ Mùa Chay sẽ là thời gian lý tưởng cho giai đoạn ‘họp nhóm” của chương trình Thách Đố này. Bẩy tuần mùa Phục Sinh, chấm dứt vào lễ Thăng Thiên, sẽ là thời gian thuận tiện nhất cho giai đoạn “cá nhân” của chương trình, theo đó mỗi người có thể tiếp tục riêng cho mình, để tiếp tục cho đến hết tuần 13, nghĩa là từ 6 đến 13 tuần.
*B : Hướng dẫn tâm linh
Việc hướng dẫn tâm linh cho những ai dùng sách này là một vị linh hướng đã được học qua Linh thao của thánh I-Nhã. Nếu không được như vậy thì có thể nhờ đến linh mục, phó tế, nữ tu, tu sĩ, hay giáo dân để linh hướng.
Vai trò người linh hướng là để trợ giúp người sử dụng theo đúng với những suy niệm trong sách. Công việc thực sự là giữa người làm thao luyện và Chúa Thánh Thần. Người linh hướng chỉ là một linh trợ trong tiến trình quan trọng này mà thôi.
Vai trò linh hướng quan trọng đặc biệt là đối với người trẻ: học sinh hay sinh viên. Trong trường hợp như vậy, linh hướng còn là người bảo đảm, theo ý nghĩa trứ danh của George Herbert Meade về từ ngữ này.
Người bảo đảm là “người đáng kể” khác có đời sống sâu xa hơn là những người trẻ mà họ dìu dắt và xác nhận. Họ không phải là những người thay thế cha/ thay thế mẹ. Họ chỉ là những người đã trưởng thành biết tôn trọng giới trẻ, và ngược lại, cũng được giới trẻ kính phục. Họ là những người mà giới trẻ tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi đến gần họ.
Nói đến hướng dẫn tâm linh, người bảo đảm là người được môn phái Zerin của người Nhật mô tả là: “Nếu bạn muốn biết con đường lên núi, bạn phải hỏi người đã qua lại con đường đó”.
Nói cách khác, người linh hướng là người biết cầu nguyện hằng ngày – hoặc có ý chí bắt đầu một việc như vậy. Người hướng dẫn là xem việc suy niệm là có giá trị đến độ có thể đem việc này chia sẻ với người khác. Người hướng dẫn hiểu biết rằng bạn không thể nào biết cách dạy dỗ người khác cầu nguyện. Nhưng bạn chỉ có thể chia sẻ thế nào là cầu nguyện thôi. Người hướng dẫn không bao giờ quên những lời của Thánh nữ Tê-rê-sa Li-si-ơ rằng:
Con người phải khước từ sở thích riêng và tư tưởng cá nhân của mình để hướng dẫn người khác theo con đường đặc biệt mà Chúa Giê-su chỉ dạy cho họ, hơn là theo con đường riêng biệt của mình.
Cuối cùng, người hướng dẫn là người hỗ trợ và khuyến khích người làm suy niệm. Có nghĩa là có khả năng thảo luận về đời sống riêng tư và gia đình của người dự chương trình suy niệm, bởi vì những sự kiện này liên hệ đến khả năng cầu nguyện và theo đuổi thao luyện của người làm linh thao.
Do đó, không cần phải nói thêm thì người hướng dẫn cần phải đủ vững vàng để bị người làm suy niệm chống trả cũng đủ uyển chuyển để chịu đựng những hoàn cảnh khó khăn có thể xẩy đến. Những ai không vững vàng thì không nên hướng dẫn người khác. Đối với họ (người thiếu bình tâm) sự thành công rất là quan trọng. Người hướng dẫn tốt nhất thường là người thành công trên một phương diện khác trong cuộc đời. Sự thành công này tạo cho họ sự an toàn cần thiết để nhường cho Chúa Thánh Linh hoạt động theo thời điểm và đường lối riêng của Ngài.
Vài lời cần lưu ý: Phương pháp Linh thao của Thánh I-Nhã có mục đích là giúp con người tìm thấy, chọn lựa và sống theo mục đích của Thiên Chúa đã dành cho họ.
Phương pháp này được chia làm 4 phần gọi là “Tuần”:Tuần 1: mời gọi bạn lượng giá sức sống của bạn theo
mục đích mà Thiên Chúa tạo dựng ra bạn.
Tuần 2: cho bạn thấy Chúa Giê-su sống đời sống của
Ngài như thế nào, theo mục đích mà Thiên
Chúa Cha đã gửi Ngài xuống trần thế, và
mời gọi bạn bắt chước và theo gót Đức Giê-su.
Tuần 3: củng cố và xác nhận quyết tâm của bạn để
bắt chước và theo Chúa Giê-su.
Tuần 4: sai bạn ra đí lên đường với Chúa Giê-su về
một đời sống Ki-tô tràn đầy và phong phú hơn.
-Quyển Thách Đố (Challenge) tương đương với tuần 1;
-Quyển Quyết Định (Decision) trình bày tuần 2.
-Quyển Hành Trình (Journey) liên quan đến tuần 3;
-Quyển Khải Hoàn (Victory) đề cập đến tuần 4.
* C : Nhóm chia sẻ
Con số lý tưởng cho một nhóm là từ 8 đến 10 người, gặp nhau hằng tuần sau khi chấm dứt mỗi chương.
Nên bắt đầu mỗi buổi họp nhóm bằng lời cầu nguyện sau đây:
Lạy Chúa, Chúa đã nói rằng
khi có hai người họp nhau lại vì danh Chúa,
thì Chúa sẽ ở giữa họ.
Chúng con là hai ba người;
tụ họp nhau vì danh Ngài ;
và chúng con tin tưởng rằng Ngài đang ở giữa chúng con.
Xin cho mọi tư tưởng và chia sẻ của chúng con
được Chúa Thánh Linh hướng dẫn và chú tâm
hướng về vinh quang và danh dự của Chúa,
là Chúa Cha hằng yêu mến của chúng con.
Nên chấm dứt buổi họp nhóm bằng một đoạn Kinh Thánh
(xem bài đọc được đề nghị nơi cuối sách). Hãy giữ vài phút im lặng sau bài đọc. Khi nhóm đã vững vàng tin tưởng nhau rồi, thì sau phút im lặng thì có thể cầu nguyện bộc phát. Nên nắm tay nhau và cùng đọc lớn tiếng kinh Lạy Cha để kết thúc buổi họp.
Buổi họp đầu tiên của nhóm là một buổi làm quen với nhau. Nếu nhóm viên chưa biết nhau, thì nên tự giới thiệu với nhau theo thứ tự : tên, ngày sinh, nơi sinh, thú tiêu khiển, v.v..
Kế tiếp, nhóm viên có thể mô tả sơ qua về cách cầu nguyện hiện tại của mình như : cầu nguyện lúc nào, mức thường xuyên, trong bao lâu, hình thức cầu nguyện, v.v..
Kế tiếp, nhóm viên có thể giải thích tại sao họ quyết định chọn chương trình suy niệm này và hy vọng gì nơi chương trình này. Sau cùng, phân phối sách. Tùy theo thời gian, nhóm viên có thể lần lượt đọc lớn tiếng và thảo luận phần dẫn nhập. Cách dùng sách. Kế tiếp là lời « hướng dẫn chia sẻ » dành cho những buổi họp sau. (Một câu hỏi cho mỗi bài suy niệm. Không nhất thiết phải trả lời hết. Hoặc phải theo như thứ tự trong sách).
Một điểm quan trọng cuối cùng : mỗi buổi họp cần phải bắt đầu thường lệ bằng 3 câu hỏi sơ khởi :- 1. Bạn suy niệm vào giờ nào, ở đâu, và theo vị thế nào ?
- 2. Bài suy niệm nào trong tuần mà bạn thấy hữu ích
- 3. Bạn có chịu chia sẻ nhật ký của bạn cùng với anh
*Nguồn: http://www.giaophanbacninh.org/?p=3522
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét